Theo ý kiến ​​của chúng tôi, một trong những nhà cái tốt nhất ở Brazil, và không chỉ ở Brazil. tiền thưởng của 1mostbetuz.com họ chắc chắn nằm trong số những người tốt nhất.
Tạp chí Cửa Việt

Giới thiệu Tạp chí Cửa Việt số 277 (10/2017)


Ngày cập nhật: 07/11/2017 00:00:00

 

Tạp chí Cửa Việt số 277 phát hành tháng 10/2017 là số báo chuyên đề Chợ Quảng Trị - xưa và nay. Các bài nghiên cứu, khảo luận và sáng tác văn nghệ trong số báo giúp bạn đọc hiểu thêm về lịch sử, văn hóa, nếp sinh hoạt của các ngôi chợ trên đất Quảng Trị.

Ghi chép Đông Hà phồn thịnh qua một góc nhìn của Lê Nguyên Hồng là bài viết về chợ Đông Hà từ lịch sử hình thành, kiến trúc chợ và quy mô buôn bán. Là ngôi chợ quê giản dị có từ thời Pháp thuộc, Đông Hà nay đã thành một ngôi chợ rộng rãi, khang trang, đầy đủ các mặt hàng phục vụ người dân trong tỉnh và khách du lịch.

Bút ký Nỗi nhớ người xa xứ của Hồ Sĩ Bình là những gợi nhớ về chợ Thuận, ngôi chợ quê gắn liền với tuổi thơ tác giả cũng như nhiều người dân trong vùng. Những phiên chợ Tết ấm áp nhiều sắc màu, những món quà quê dân dã mang đậm nét ẩm thực của miền quê thuần nông đã để lại những ấn tượng, những hoài cảm trong lòng người tha phương.

Bài ghi chép Chợ xứ núi của Yên Mã Sơn lại dẫn bạn đọc lên vùng cao, cùng tìm hiểu nếp bán buôn của hai ngôi chợ mới hình thành sau giải phóng, gắn liền với cuộc di dân làm kinh tế mới.

Nhà văn Ma Văn Kháng góp mặt trong số báo với truyện ngắn Chợ hoa phiên áp Tết. Câu chuyện ba người bạn vong niên cùng tham gia một phiên chợ xuân với nhiều trở trăn đời sống nhưng thật ấm áp tình người, tình yêu.

Tác giả trẻ Ngô Diệu Hằng với truyện ngắn Nghĩa tình chợ quê. Hai nhân vật chính mang những khuyết tật bên ngoài, cùng bán buôn ở chợ và rồi yêu nhau. Một câu chuyện không quá mới nhưng ít nhiều để lại trong lòng độc giả những cảm xúc hồn hậu.

Trang thơ chủ đề chợ được các tác giả thể hiện khá đa dạng, vừa theo thể thơ truyền thống, vừa mang màu sắc hiện đại. Các bài thơ hay như Qua chợ Kẻ Diên xưaChợ Hôm của Võ Văn Hoa; Nếp chợ quê mìnhQua chợ cũ nhớ người xưa của Nguyễn Ngọc Hưng; Đi chợ trời mưa của Trương Thu Hương…

Chuyên mục Văn hóa thời đại tiêu biểu có bài Số phận chợ quê - số phận văn hóa của nhà văn Xuân Đức. Thông qua nếp sinh hoạt ở chợ, tác giả đã chuyển tải những góc nhìn văn hóa, đời sống. Bài viết nêu bật những vẻ đẹp, những thuộc tính căn bản của chợ quê, đồng thời thẳng thắn chỉ ra những hỗn tạp của chợ trời trong nền kinh tế thị trường, nhìn nhận những lệch lạc trong đời sống văn hóa hôm nay. Bài tiểu luận sâu sắc, nhiều vấn đề đáng suy ngẫm.

Từ câu ca dao “Trai khôn tìm vợ chợ đông - Gái khôn tìm chồng ở chốn ba quân”, tác giả Phan Tuấn Anh đã có bài viết “Từ một câu ca dao về chợ suy ngẫm về nền văn hóa chợ Việt Nam”. Nhiều suy luận trong bài viết mở rộng thêm trường ý nghĩa cho câu ca dao thú vị này.

Chuyên mục Người và đất quê hương có bài Những ngôi chợ trên đất Vĩnh Linh của Tống Phước Trị. Bài viết khái quát hệ thống chợ Vĩnh Linh từ lịch sử, qua các thời kỳ. Với địa hình huyện vừa có vùng cao, vừa có đồng bằng, vừa có miền biển, nên chợ Vĩnh Linh khá đa dạng, phong phú.

Chợ Phiên Cam Lộ và con đường mậu dịch thượng đạo ở Quảng Trị trong lịch sử, bài nghiên cứu công phu của Yến Thọ với những căn cứ khoa học chặt chẽ. Qua bài viết, bạn đọc có thể biết thêm những tuyến giao thương quan trọng xung quanh ngôi chợ phiên nổi tiếng này.

Số báo còn nhiều bài viết bổ ích, nhiều sáng tác mới của các tác giả trong và ngoài tỉnh như: Đoàn Phương Nam, Đức Tiên, Hoàng Bình Trọng, Minh Châu…

Mời quý vị và các bạn tìm đọc Tạp chí Cửa Việt số 277. 

 Liên hệ - Góp ý  Quay lại!

CÁC TIN KHÁC
NHẠC QUÊ HƯƠNG

LIÊN KẾT WEBSITE

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Copyright 2024 by HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT QUẢNG TRỊ