Theo ý kiến ​​của chúng tôi, một trong những nhà cái tốt nhất ở Brazil, và không chỉ ở Brazil. tiền thưởng của 1mostbetuz.com họ chắc chắn nằm trong số những người tốt nhất.
Nghiên cứu phê bình

Nguyễn Văn Chức: Một nét riêng thơ


Ngày cập nhật: 21/11/2018 00:00:00

Bìa tập thơ "Ta vàng như thu" của Nguyễn Văn Chức, NXB Thuận Hóa, 2007

 

PHẠM XUÂN DŨNG

Nguyễn Văn Chức tâm sự những năm phổ thông học khá tốt các môn tự nhiên nhưng vẫn yêu thích văn chương. Vì vậy dù sau này làm một nghề đòi hỏi sự chính xác, chỉn chu và cẩn trọng, anh vẫn đến tìm đến với thơ như một nhu cầu tự thân không thể khác của một nội tâm đa cảm và tinh tế.

Tự nhận mình là người làm thơ không chuyên nhưng ngay khi mới trình làng tập thơ đầu tay “Ta vàng như thu” đã cho thấy anh làm thơ khá nghiêm túc và chững chạc. Thơ anh không dễ dãi, sáo mòn ghép những câu văn vần nôm na hay sống sượng chín ép rồi cứ gọi lấy được đó là thơ và buộc người khác phải đồng ý một cách vô lối như nhiều “thi sĩ” thời nay.

Nếu như bài thơ “Hãy trả tôi về” có nhiều dấu ấn học trò được không ít người đồng cảm với những câu thơ trong trẻo, ảnh hưởng đồng dao như “Ngao, hến, mảnh sành cũng biết bán buôn/ Vò vỏ chơi ngoan, ngóng mẹ hiền về chợ” thì với những thi phẩm khác đã cho thấy một Nguyễn Văn Chức kiếm tìm, trăn trở. Chẳng hạn như bài thơ lục bát “Bụi ngời” cũng nói về một quê hương rơm rạ trong ký ức tuổi thơ tuy chưa thoát ra ngoài lối mòn truyền thống khi thể hiện nhưng vẫn có những câu tạo được sự bất ngờ thú vị, khi từ hiện thực cụ thể (câu lục) đến với một liên tưởng siêu thực bất ngờ (câu bát): “Cù nần, rau đắng, mụt măng/ Con đi hái tuổi mình bằng ước mơ”.

Cũng trong mạch thơ truyền thống, “Ta vàng như thu” là một sáng tác khá nhuần nhụy cho dù quê nhà không còn là đích đến của tác giả mà là điểm xuất phát của thi nhân, hay đôi khi chỉ là cái cớ để bàn chuyện nhân sinh.

            Từ Trời hạt bụi lang thang

            Rơi thành một kiếp

                                     Ta vàng như thu

            Ngày mong manh, đêm thâm u

            Đời sông, phận suối tiếng ru không lời.

Tưởng chừng như đã nghe đa thanh từ vô thanh qua lời tâm sự của cát bụi phận người. Rồi chừng như chưa đủ phù vân nên những cặp phạm trù tương phản níu kéo nhau muốn đi hết cuộc hồng trần:

            Tương phùng có núi chia xa

            Lạch khe rừng thẳm tìm ra bể nguồn

            Vui còn tiền kiếp vận buồn

            Thơ về gói ghém gió buông cuối ngàn.

Hai câu cuối mong manh sương khói, mờ mờ nhân ảnh vẫn phù vân nhưng không phải phù du, vì đó là thơ:

            Từ Trời hạt bụi lang thang

            rơi...

            vừa một kiếp

                    Ta vàng như thu...

Cách ngắt nhịp, xuống dòng trong bài thơ có dụng ý và khá chắc tay, tạo được hiệu ứng cảm xúc thẩm mỹ.

Bài thơ “Xếp” có thể coi là khởi điểm một cách chơi chữ thuần túy, tuy vậy nó vẫn đạt được tính biểu cảm về quan niệm cuộc đời của người viết:

            Xếp ngày vào tận nửa đêm

            buổi chiều buổi sớm

            xếp lên bóng tròn

             Xếp mưa, xếp nắng cánh chuồn

            chênh chao mấy nẻo hoàng hôn tím ngần

            Xếp lòng sống với lá xanh

            Xếp thôi một cuộc ngọn ngành bỏ qua

            Xếp hồng trần với phù hoa

             Xếp luân hồi nghĩa yên ba

            tròn hình...

            Ta về thu xếp lại mình

            gặp đêm

            bóng

            lá,

            trầm tình trong nhau.

 Cũng với cảm thức về cuộc đời, những suy tư triết học về bản thể luận cũng làm nên vẻ riêng trong thơ Nguyễn Văn Chức, bài thơ “Ta là ai” nằm trong mạch thơ này:

            Ta là ai

            Chiều dâng thành kiếp

            Ngàn mây treo bảng lảng cuối trời

            Sóng lớp lớp vùi thân

            trùng điệp,

            Trái đất tròn vừa ghé cuộc chơi!

 

Mở đầu bằng câu hỏi tu từ, người viết hồ như đã biết được nguyên lý sự vật theo cách của mình từ chuyện hạt-bụi-người vi tế cho đến vật thể vĩ mô như trái đất cũng vận hành trong cuộc-chơi-số-phận, ai có việc nấy, hãy cố an nhiên mà sống, xin đừng tính toán thiệt hơn:

            Ta là ai

                      Lòng người được, mất

            Neo đậu vào nhau từng kiếp lớp người,

            Không tự sáng khi ngoài ta tự khước

            Thế gian trôi khuôn dạng tiếng cười!

 

Cũng với những suy nghiệm riêng tư về số phận con người, về cuộc đời, về vũ trụ, thiên hà, thơ Nguyễn Văn Chức đã muốn vươn tới những chiều kích khác nhau của không gian và thời gian, như muốn kéo vĩnh cữu về trong hữu hạn. Có thể tìm thấy điều này trong những bài thơ như “Đêm”, “Khảo cổ đêm”, “Xao xác bóng ngày qua”... Vẫn là thơ tự do nhưng nhiều khi cách ngắt nhịp, xuống hàng, sự kết hợp giữa những yếu tố thơ không đồng dạng, những liên tưởng xa, bất ngờ... đã chung tay làm “lạ hóa” thơ anh trong nhiều trường hợp:

            Ta bày biện lòng mình

            đêm hạ

            Rượu cùng người

            ngập chén trăng xiên

            Gió nghiêm hỏi dấu tình xưa lạ

            Gửi về trần

            òa vỡ,

            thôi miên.

Thơ mải miết trôi như một độc thoại âm thầm của thi nhân trước thời gian và không gian tâm trạng, muốn giải mã cuộc đời, xong rồi tiếp tục đi trong một hành trình thơ miên viễn:

            Người cứ đến

            gói cùng manh chiếu lạ

            Muốt tay thon

            Mải miết

            cuối thiên hà

            Vạn thể cùng người nhặt đêm

            cuội đá

            Ném về trần

            xao xác bóng ngày qua.

 

Thơ Nguyễn Văn Chức nhiều bài khá hay, bước đầu có chất lượng thi ca rõ rệt, ở một số bài tạo được cách nghĩ, cách nói khá lạ, tạo được nét riêng cho thơ mình, một điều không dễ ngay cả đối với nhiều nhà thơ sáng tác mòn tay. Anh cũng thể hiện sự tìm tòi và thái độ lao động nghiêm túc, kể cả những bài chưa thành công cũng không đến mức non yếu, nhạt nhẽo, vô hồn. Hơn thế dù tìm tòi, thể nghiệm có đạt hay không thì tuyệt nhiên anh không làm rối rắm thơ, đánh đố người đọc hay nhân danh thơ Tân hình thức hay Hậu hiện đại để ném đá vào thi ca.

Thơ của một người tự nhận mình làm thơ không chuyên như Nguyễn Văn Chức với những bài thành công có thể chững chạc trình làng mà không hề ngại ngùng đỏ mặt.

 

   

 

  

  

  

  

 Liên hệ - Góp ý  Quay lại!

CÁC TIN KHÁC
Nhận diện về truyện trinh thám Việt Nam (26/11/2019)
Bác Hồ - Hình tượng thơ trong lòng nhân loại (29/7/2019)
Nguyễn Văn Chức: Một nét riêng thơ (21/11/2018)
Hình tượng Bác Hồ trong văn xuôi Việt Nam hiện đại (11/10/2018)
Thị trường văn học và tài năng, bản lĩnh, lương tri của người nghệ sĩ (3/10/2018)
Phác họa tiến trình tiểu thuyết lịch sử Việt Nam từ giai đoạn Trung đại đến nay (26/9/2018)
Những chiều kích tâm linh trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (12/9/2018)
Diễn ngôn tính dục trong văn xuôi hư cấu lịch sử Việt Nam sau năm 1986 (7/11/2017)
Hình tượng Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh trong phim truyện Việt Nam (19/10/2017)
NHẠC QUÊ HƯƠNG

LIÊN KẾT WEBSITE

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Copyright 2024 by HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT QUẢNG TRỊ