Theo ý kiến ​​của chúng tôi, một trong những nhà cái tốt nhất ở Brazil, và không chỉ ở Brazil. tiền thưởng của 1mostbetuz.com họ chắc chắn nằm trong số những người tốt nhất.
Tản văn

Đau đáu về quê hương


Ngày cập nhật: 01/07/2020 00:00:00

Có lẽ không thể nào nói hết tình cảm của bác Xuân Đức đã dành cho thế hệ con cháu. Mình là kẻ may mắn được ông quan tâm.
Trước đây, mình chỉ ngưỡng mộ ông qua những trang tiểu thuyết, kịch.
Nhưng sau hơn mười năm lui tới, mình quý ông như người cha người bác ruột vậy.
Ông rất nghiêm, nhưng cũng rất hiền từ. Cách nói ngoài đời ông cũng dân dã, ôn tồn và thân mật - không như mình tưởng tượng khi đọc những bài báo, bút ký, phóng sự của ông.
Ông thường gọi mình xuống và bảo:
"Năng khiếu chỉ là 1% mà thôi, muốn thành công phải nổ lực rèn luyện bản thân không ngừng nghỉ..Cố gắng mà trau chuốt rèn luyện đi. Còn tau đây, để tau còn chỉ bảo cho đôi đường. Chứ sự nghiệp văn chương. - Nhất là kịch và tiểu thuyết dễ sa cơ lắm."
Biết ông thích ăn môn và khoai lang, mỗi lần ghé thăm ông là mình lại đưa vài củ khoai, nắm chè xanh cho ông uống.
Ông rất tự hào về giống chè Vĩnh Hòa quê hương. Có lần ông nhắc mình hái ít quả chè xuống để ông làm giống.
Nhân dịp đi sinh hoạt phân hội. Mình chở bác Dúng đằng sau, bảo bác cầm gói hạt và bó chè xanh.
Xuống tới nơi bác Dúng nhào tới bắt tay ông và trao gói hạt giống, bó chè xanh cho ông.
Ông quay ngoắt lại kêu:
"Thằng Đạt mô rồi? Răng tau bảo mi hái giống chè Vĩnh Hòa xuống tau trồng làm kỷ niệm quê hương, mà mi lấy chè bác Dúng - Vĩnh Trung?"
Mình luống cuống:
- Mô. Chè Vĩnh Hòa chính hãng đó chớ. Nhưng tại bác Dúng ngồi sau cháu nhờ bác cầm đó.
Ông cười gật gù:
- Ừ rứa thì được. Tưởng chè Vĩnh Trung, Vĩnh Nam, hay mô là tau không lấy.
Chừng đó thôi đủ biết dù ở xa, nhưng bác vẫn đau đau về quê hương.
Ông là một nông dân thực thụ. Ngoài giờ viết văn, thăm viếng bạn bè. Ông lại ra chăm mảnh vườn nho nhỏ trồng đủ các loại hoa trái.
Có lần mình xuống chơi, hai bác cháu đẩy chiếc xe rùa đi nhặt phân trâu bò để về bón cho cây.
Mấy người thấy Nhà văn, Giám đốc sở đi nhặt phân trâu bò thì gọi vào mở cửa chuồng trâu và bảo:
"Anh muốn lấy bao nhiêu tùy thích, nhặt chi cho mệt?"
Ông cười bảo:
"Có nác chè xanh thì cho hớp. Còn phân trong chuồng thì cho không lấy, bán không mua.
Biết chả nhiều nhặn gì, nhưng tui muốn vận động tý, hơn nữa là ôn lại kỷ niệm thời thơ ấu ấy mà."
Thế là hai bác cháu lại đẩy xe đi một vòng, nhặt đủ phân mới về.
Nếu như ai không quen biết mà gặp ông lần đầu, thì đoán chắc ông là một nông dân, hoặc người lao động chân tay. - Chứ không phải nhà văn tài ba, Giám đốc Sở Văn hóa...
Ông quá giản dị, chất phác. Gần như không uống bia rượu. Nhưng lại nghiện thuốc lào, trà, chè xanh…
Sở trường của ông đơn giản đến nổi chỉ có bà Thanh Phú và con gái ông là hiểu được.
Nhà ông có nuôi một cặp ngỗng. Mới đầu ông cũng chỉ nuôi cho vui thôi. Nhưng dần dà ông quan sát và nhận thấy mối quan hệ tình cảm của ngỗng chả khác gì người.
Nếu Ngỗng vợ bận ấp trứng, thì Ngỗng chồng cứ quanh quẩn gần đó. Ăn qua quít lấy lệ. Ngay cả khi vãi lúa, nó cũng chờ vợ ra cùng ăn.
Nó vui sướng khi nghe đàn con ríu rít nở.
Rồi vợ chồng quấn lấy nhau, mơn trớn nhau sau những tháng ngày vượt cạn. Ông cười nói:
"Coi mà kế hoạch đi đã nghe. Con đang dại. Thắm thiết quá sinh thêm bầy nữa, thì có mà chết đói"
Có một dạo, có một con ngỗng con bị sa xuống hố sâu.
Con đực vội chạy về nhà, đứng ở giữa sân kêu la thảm thiết. Ông vội mở cửa, bước ra quát:
"Có chuỵện chi mà kêu la thảm thiết như có chuyện chết "người" rứa mi?"
Nó khẩn khoản ngước mắt nhìn ông, rồi dẫn ông tới chỗ con Ngỗng kia gặp nạn.
Ông cúi xuống đưa con ngỗng con lên. Hai vợ chồng Ngỗng sung sướng lao tới cọ cổ vào con Ngỗng bé như âu yếm. Ông nhìn chúng nói:
- Ơ! Tao là ân nhân, mà tụi bay không nói một lời cảm ơn, cứ chỉ quan tâm tới nhau hoài.
Nói rồi ông quay về, bầy ngỗng lạch bạch, hối hả lẽo đẽo theo ông về.
Cặp Ngỗng bố mẹ lâu lâu lại cố đuổi kịp, rúc mỏ vào gót chân ông như khiêu khích. Ông dừng lại trợn mắt mắng:
"Tau cứu con bay, cả vợ lẫn chồng còn chưa nói lời cảm ơn, nay lại cà khịa hử?"
Vợ chồng Ngỗng giương đôi mắt đen ướt, long lanh như hai giọt nước, ngơ ngác nhìn ông như muốn nói:
"Vợ chồng tui không biết nói tiếng người, nên không thể nói lời cảm ơn. Bọn tui thể hiện lời cảm ơn theo cách của loài Ngỗng."
Ông cười và dẫn chúng về chuồng.
Có dạo ông chủ định bán bớt mấy con Ngỗng con nên nhốt bớt lại.
Bầy ngỗng còn lại vây quanh cái sọt, kêu gào thảm thiết như vừa xin tha mạng, cũng như muốn biểu tình, phản đối chính sách không phù hợp, hà khắc quá...
Thế là ông đành thả chúng ra với nhau
Kể xong ông bảo mình; "Bắt một cặp lên mà nuôi."
Mình giẫy nãy lên:
- Ui! Cháu không nuôi đâu. Ngỗng sống tình cảm vậy, lỡ sơ suất... một con bị làm sao, thì cháu không nén nổi lòng mất.
Nay ông đã đi xa, mình không học được ở ông nhiều. Nhưng mình kính trọng ông. Mình gắng học theo tính kiên trì nhẫn nại, lòng thương người bao dung như biển cả của ông. Một con người chỉ biết nổ lực đến vô cùng. Sống hòa đồng nhân ái.
Vĩnh biệt ông, người Bác, người Cha, người Thầy đáng kính.

TRẦN HỮU ĐẠT

 

 Liên hệ - Góp ý  Quay lại!

CÁC TIN KHÁC
NHẠC QUÊ HƯƠNG

LIÊN KẾT WEBSITE

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Copyright 2024 by HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT QUẢNG TRỊ