Theo ý kiến ​​của chúng tôi, một trong những nhà cái tốt nhất ở Brazil, và không chỉ ở Brazil. tiền thưởng của 1mostbetuz.com họ chắc chắn nằm trong số những người tốt nhất.
Bút ký

Giao lưu, tiếp biến văn nghệ nước ngoài (TS. Nguyễn Văn Dùng)


Ngày cập nhật: 21/11/2023 00:00:00

GIAO LƯU, TIẾP BIẾN LÝ LUẬN PHÊ BÌNH

 VĂN NGHỆ NƯỚC NGOÀI

                                                         TS. Nguyễn Văn Dùng

 

          Với quyền năng và thiên chức đặc biệt, lý luận phê bình văn học, nghệ thuật có thể thoát ra mọi giới hạn gò bó, tham gia giao lưu, tiếp biến vào đời sống văn nghệ các nước một cách tích cực và chủ động. Giới hạn của lý luận phê bình văn học, nghệ thuật đều do con người mà ra. Giao lưu, tiếp nhận văn học, nghệ thuật nói chung, lý luận phê bình nói riêng như thế nào là phù hợp và cần thiết là vấn đề đặt ra nghiêm túc cần phải giải quyết.

I. THỰC TRẠNG

          Mở cửa, hội nhập và phát triển hàm chứa hai mặt của một vấn đề. Trách nhiệm của mỗi dân tộc là phải thể hiện cho thế giới rõ bản sắc dân tộc mình. Mỗi dân tộc đều có trách nhiệm làm cho cái ưu tú nhất trở thành tải sản chung của nhân loại. Tinh thần cao thượng là kho báu của dân tộc nhưng tài sản thực sự là ở chỗ biết vượt qua những quyền lợi riêng và mời cả thế giới cùng tham gia vào nền văn hoá tinh thần đó. Hội nhập với thế giới hiện đại, lý luận phê bình văn học nghệ thuật không nên phủ định hay khẳng định truyền thống dân tộc mình và những yếu tố nước ngoài mà phải chọn lọc kết hợp giữa chúng. Sứ mệnh của các học giả, các nhà lý luận phê bình là tạo ra không gian rộng mở cho giao lưu, tiếp biến giữa các nền lý luận phê bình khác nhau. Chính ở đó, lý luận phê bình mỗi dân tộc đều có cho đi và nhận lại. Những giá trị mang tính nhân loại ta có thể tìm thấy trong nguồn cội nền văn hoá, văn học, nghệ thuật của dân tộc. Ở châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản… từ rất sớm khái niệm hội nhập, giao lưu văn hoá đã xuất hiện. Tác phẩm của Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị (Trung Quốc), Kalidasa, Kabir (Ấn Độ), Sikibu (Nhật Bản)… bằng nhiều cách khác nhau đã vượt ra khỏi biên giới quốc gia hoà vào dòng chảy của văn hoá nhân loại. Tất cả họ đến với hiện đại từ truyền thống hoà vào dòng chảy lớn và mạch nguồn riêng của văn học, nghệ thuật dân tộc. Ở nước ta từ lâu, tác phẩm của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh, Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Xuân Hương… đã được biết đến với lòng ngưỡng mộ, ngợi ca của nhân loại tiến bộ. Tất cả các tên tuổi sáng giá đó đều được UNESCO vinh danh.

          Nhìn vào tiến trình hình thành và phát triển của nền văn học, nghệ thuật nước nhà, thành công nhất là ở thời kỳ mở cửa, đổi mới và hội nhập. Đất nước ta bước vào giai đoạn đổi mới (1986), vấn đề hội nhập và toàn cầu hoá của văn học, nghệ thuật mới đặt ra bức thiết, lĩnh vực lý luận phê bình ngày càng gay gắt hơn. Từ đó, văn học, nghệ thuật Việt Nam tham gia vào tiến trình hội nhập và toàn cầu hoá tuy muộn và thành tựu còn khiêm tốn, nhất là lĩnh vực lý luận phê bình. Song, đây là cơ hội, điều kiện để kiến tạo một không gian văn học, nghệ thuật thông thoáng, rộng mở. Đó là tiền đề, động lực cho văn học, nghệ thuật trong đó có lĩnh vực lý luận phê bình phát triển và hoà vào dòng chảy lớn của văn chương thế giới hiện đại. Thành tựu văn học, nghệ thuật có được trong giai đoạn này rất đáng trân trọng. Nhiều nhà văn, nghệ sĩ, nhà nghiên cứu văn hoá, lý luận phê bình đã tích cực, chủ động, nhiệt huyết tham gia vào quá trình giao lưu, tiếp biến, kết nối với các nền văn học, nghệ thuật các nước. Thật đáng mừng là có một số tác phẩm văn học, nghệ thuật Việt Nam đã vượt ra ngoài biên giới quốc gia đến với bạn đọc ở nhiều châu lục, trong đó phải kể đến nhà văn Nguyễn Minh Châu, Bảo Ninh, Hồ Anh Thái, Nguyễn Ngọc Tư…

          Những năm gần đây, một số tác giả có tên tuổi xuất hiện trên diễn đàn văn học, nghệ thuật thế giới, có nhà văn được ghi danh trong từ điển văn học ở Mỹ như Hồ Anh Thái… Thế hệ các tác giả thời hậu chiến ở Việt Nam trên con đường hội nhập văn chương xuất hiện một số tên tuổi đang bước đi vững chải… Tác phẩm của họ theo những cách khác nhau đều lộ rõ thiên hướng đối thoại, tiếp biến và tích hợp văn hoá Đông – Tây; truyền thống – hiện đại; dân tộc – nhân loại… Sự trải nghiệm phong phú, sâu sắc và cách nhìn mới mẻ đã giúp họ có cái nhìn điềm tỉnh, sâu sắc, tinh tế về nhiều vấn đề. Với họ, viết không chỉ để giao tiếp, tiếp nhận mà còn đối thoại, chất vấn, phản biện từ một sự vật, hiện tượng. Thật ra có những đề tài họ viết không mới, cái mới ở đây là cách nhìn. Bởi vì, hiện thực không phải chỉ cái nhìn thấy mà còn rất nhiều bí ẩn trong đó. Đó là hiện thực đa diện, đa chiều, không chỉ ở bề rộng mà còn có chiều sâu, bề xa.

          Các tác giả đã có ý thức tìm kiếm những giá trị mới. Thế hệ cầm bút hậu chiến ở Việt Nam cần tìm ra những giá trị mới, không phải đoạn tuyệt hoàn toàn giá trị cũ hay đoạn tuyệt sạch trơn những giá trị cũ; không phải tiếp nhận hết thảy các giá trị văn học, nghệ thuật nước ngoài mà phải chọn lọc tiếp nhận tinh hoa văn hoá của nhân loại. Thế hệ đi trước, những người hiểu hết các giá trị đấu tranh giải phóng, thành quả cách mạng quả là có nhiều chỉ dẫn quan trọng cho thế hệ tiếp nối. Trong sáng tạo văn học, nghệ thuật, nhất là lý luận phê bình, những giá trị mới chỉ có được ở những trăn trở, suy tư, tài năng, cá tính sáng tạo của tác giả. Ý thức sáng tạo phải luôn đặt ra một cách nghiêm túc thường trực được hiện thực hoá trong từng trang viết. Tác phẩm nhờ đó mà có được sức hấp dẫn, khả năng lan toả vượt qua mọi khác biệt, thu hút, hấp dẫn công chúng trong và ngoài nước. Để định nghĩa và định hướng cho mình, thế hệ cầm bút hậu chiến phải dũng cảm, sẵn sàng tiếp nhận món nợ quá khứ, nhưng cũng phải có khả năng tiếp nhận món nợ của quá khứ, có khả năng thấy hết cái gi cần phải thay đổi, cần phải phê phán; phải xây dựng cái mới trên nền tảng quá khứ, chứ không phải dừng lại. Trước nguy cơ hiện đại hoá gấp gáp, chúng ta ngày nay muốn tìm một phương sách vượt qua những truyền thống lâu đời là điều đáng trân trọng, nhưng không phải nhân danh truyền thống đó để giam hãm cái lạc hậu, lỗi thời trong lầu son gác tía. Chúng ta có một số tác phẩm vượt ra ngoài biên giới, chạm đến những vấn đề của thời đại, của văn nghệ tiến bộ.

          Sức hấp dẫn của tác phẩm lý luận phê bình văn học, nghệ thuật, không chỉ ở cái nhìn mới về hiện thực mà còn ở sự độc đáo, mới lạ trong sáng tạo của người cầm bút. Sức hấp dẫn của tác phẩm lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Việt Nam gần đây, không chỉ giúp người đọc nhận thấy những khác lạ của văn hoá, xã hội Việt Nam, mà còn ở khả năng dẫn dụ, mê hoặc của một văn phong đa dạng, nhân văn. Dù có khác biệt về văn hoá, quan điểm, lối sống, tập quán, phong tục… nhưng ở mọi quốc gia, người đọc đều có nhu cầu giao tiếp, nhận thức, thẩm mĩ… Để có thể “xuất ngoại” tác phẩm trong đó có lý luận phê bình văn học, nghệ thuật các học giả, nhà văn Việt Nam không thể không quan tâm đến thị hiếu, nhu cầu của người đọc quốc gia nào đó.

          Những năm gần đây, văn học dịch xuất bản ngày càng nhiều. Nhờ đó người đọc tự do hơn trong việc lựa chọn, tiếp nhận những tác phẩm mới lạ về nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật, cách thể hiện. Năm 2003, một hợp tuyển văn xuôi đương đại Việt Nam có quy mô, bằng Tiếng Anh: Love After War (Tình yêu sau chiến tranh) được nhà xuất bản Curbstone Press (Mỹ) phát hành trên khắp thế giới. Với 650 trang, gồm 50 truyện ngắn của các nhà văn tên tuổi như: Tô Hoài, Ma Văn Kháng, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Hồ Anh Thái, Nguyễn Khải, Bùi Ngọc Tấn, Nguyễn Kiên, Bảo Ninh, Trung Trung Đỉnh, Ngô Thị Kim Cúc, Lê Minh Khuê, Phan Thị Vàng Anh, Phan Triều Hải, Võ Thị Xuân Hà, Nguyễn Ngọc Tư… Cuốn sách đã tạo ấn tượng mạnh mẽ với công chúng ở nhiều quốc gia, đặc biệt là giới nghiên cứu, phê bình văn học Mỹ. Báo Ký sự San Francisco (Mỹ) bình chọn đây là một trong 100 cuốn sách hay nhất năm 2003. Nữ nhà văn Gloria Emerson đoạt Giải thưởng Sách Quốc gia Mĩ (1978) viết: “Những truyện hay nhất của các nhà văn Việt Nam có thể làm sửng sốt và vui thú cho những ai vẫn còn nghĩ đến Việt Nam chỉ như một giai đoạn đầy bạo lực”[1]. Thời báo St. Petersburg (14/9/2023) viết: “Love After War là một tuyển tập văn xuôi sinh động của những tác giả mà tác phẩm xếp vào loại hay nhất của văn chương thế giới..[2]

          Tuy có một số thành tựu bước đầu trong quá trình giao lưu, tiếp biến lý luận phê bình văn học, nghệ thuật các nước, nhưng đã bộc lộ nhiều hạn chế. Nhiều nhà văn, nhà nghiên cứu lý luận phê bình văn học, nghệ thuật đặt câu hỏi: Tại sao chúng ra chỉ sản xuất ra những sản phẩm hạng hai, hạng ba của văn học, nghệ thuật thế giới? Tại sao sản phẩm văn học, nghệ thuật Việt Nam chỉ quanh quẩn ở trong biên giới quốc gia mà không phải là sản phẩm của nhân loại? Về tác phẩm xuất ngoại rất đáng suy nghĩ, chúng ta đang ở tình trạng “nhập” nhiều hơn “xuất”, nói cách khác “nhập siêu”. Điều đáng băn khoăn là việc dịch, giới thiệu tác phẩm của Việt Nam ra nước ngoài còn quá khiêm tốn. Trăn trở về việc đưa tác phẩm văn học, nghệ thuật đương đại Việt Nam hội nhập sâu rộng hơn vào đời sống văn nghệ thế giới, nên đã có nhiều cuộc hội thảo, diễn đàn về vấn đề này, nhưng đến nay vẫn còn nhiều trở ngại, thách thức lớn, nhất là lĩnh vực lý luận phê bình. Trong giao lưu, tiếp nhận văn học nghệ nước ngoài, không ít trường hợp có khuynh hướng sùng ngoại một chiều, chê bai các giá trị truyền thống và chưa thật sự chọn lựa một cách nghiêm túc tinh hoa các nước; chưa chú trọng tiếp nhận bổ trợ, nâng cao gia trị lý luận phê bình của Việt Nam.

(Còn  nữa...)

 

[1] https://nld.com.vn (ngày 03.3.2004)

[2] https://nld.com.vn (ngày 03.3.2004)

 Liên hệ - Góp ý  Quay lại!

CÁC TIN KHÁC
HIỀN LƯƠNG – BẾN HẢI TRONG HÀNH TRÌNH 70 NĂM VĨNH LINH LŨY THÉP – LŨY HOA (15/2/2024)
Giao lưu, tiếp biến văn nghệ nước ngoài (TS. Nguyễn Văn Dùng) (21/11/2023)
75 NĂM VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT QUẢNG TRỊ ĐỒNG HÀNH CÙNG QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC (24/7/2023)
ĐỔI MỚI CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG VÀ CHẾ ĐỘ ĐÃI NGỘ ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ VĂN NGHỆ SĨ TRONG GIAI ĐOẠN MỚI (12/7/2023)
Cam Lộ bừng sáng - Tác giả: Đào Tâm Thanh (Bài trại sáng tác về chủ đề Công an Quảng Trị) (9/9/2021)
Một thiên tình sử bên dòng Ô Lâu - Tác giả: Minh Tứ (Bài trại sáng tác về chủ đề Công an Quảng Trị) (9/9/2021)
Tạp chí Cửa Việt và hành trình mới (1/8/2021)
Nhớ Bác (29/7/2019)
Ca mổ đặc biệt (15/5/2019)
NHẠC QUÊ HƯƠNG

LIÊN KẾT WEBSITE

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Copyright 2024 by HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT QUẢNG TRỊ