Theo ý kiến ​​của chúng tôi, một trong những nhà cái tốt nhất ở Brazil, và không chỉ ở Brazil. tiền thưởng của 1mostbetuz.com họ chắc chắn nằm trong số những người tốt nhất.
Sáng tác -> Văn nghệ các dân tộc thiểu số

Tục ăn cưới mừng năm mới của đồng bào Pa Cô


Ngày cập nhật: 12/01/2016 00:00:00

   

Bài và ảnh - HỒ PHƯƠNG

 

          Thời vụ đã rãnh rổi, lúa đã thu hoạch từ trên nương dưới ruộng, ắp đầy trong các chòi, kho của mỗi gia đình trong bản (Vil) của người Pa Cô. Tháng 11 - 12 âm lịch, cái vòng vất vả, tần tảo đã khép lại. Rồi những cơn mưa đông cũng vơi đi, bầu trời như được vén cao lên, thoáng hơn. E ấp đâu đây những giọt nắng ngỡ ngàng, vàng hoe. Và từ đây cho đến tháng 2 - 3 âm lịch năm sau là người Pa Cô dành cho nhiều lễ hội, cúng bái, dựng vợ, gả chồng.

Chú rể đưa cô dâu về nhà mình

 

        Trước ngày giải phóng miền Nam, nhìn chung tình trạng tảo hôn là chủ yếu. Ngày nay đã khác nhiều, trai, gái được yêu đương tự do hơn. Sự áp đặt của cha mẹ trong chuyện lấy vợ gả chồng đã được gỡ bỏ dần.

        Những cuộc tình có thể khai hoa ngay trong những lần lên nương hoặc trong những cuộc vui lễ hội hay đám cưới, có thể đơn giản trong một đêm giã gạo tập thể.

         Để được trở thành vợ chồng thì cuộc hôn nhân ấy dù nhanh hay chậm cũng phải tiến hành các bước sau:

        1. Lễ Dỏ Văn Ca Na (Lễ dặm hỏi): Lễ ra mắt lần đầu tiên khi chàng và nàng đã yêu nhau. Nhờ người mai mối (Ca Na) đến nhà gái hoặc nhà trai xem có ý định gả con cho nhau không. Khi đi, người mai mối (Ca Na) cầm theo rượu, vòng tay hoặc chuỗi hạt cườm.

        2. Lễ Pi Nễ (Lễ thách cưới): Lễ này là giao ước giữa nhà gái và nhà trai về số lễ vật nhà trai phải đưa cho nhà gái.

        Nhà trai có của thì ngày cưới sẽ đưa đến cho nhà gái, còn không thì khất lại năm sau.

       3. Lễ Ka Noat (Lễ đính hôn): Sau khi các lễ vật nhà gái thách cưới nhà trai đã đủ, nhà gái tiến hành lễ Ka Noat. Nhà gái đến thăm nhà trai gồm thân tộc quyến thuộc, già làng, ông cậu và bạn bè thân tình của cô dâu.

        Lễ này mới chính thức thông báo thần suối, thần núi, thần rừng và bản làng biết cuộc đính hôn đã được quyết định, khi đi nhà gái mang theo vải, áo quần, rượu trắng, gia đình nhà trai chuẩn bị heo, gà để đón tiếp. Tuy nhiên, lễ này không cầu kỳ.

       Mẹ chồng tặng cô dâu tương lai vòng đeo cổ, vòng hạt cườm, khăn đội đầu. Trong lễ này, đôi bên thông gia bàn bạc về chuyện làm lụng, thống nhất hoạch định công việc giúp đỡ nhau những ngày đến như phát rẫy, rào nương, trĩa lúa…

       4. Lễ A Sơi Rơr (Lễ cưới): Lễ mừng vợ chồng. Lễ này đồng bào thường tổ chức cùng với ngày tiết của bản (Vil) đó.

      Rộn ràng trong không gian thấm đẫm hương vị tết sắp đến. Cả bản náo nức chuẩn bị, lo cho gia đình mình, đồng thời cử người đến giúp và quyên góp rượu, gà, nếp  cho nhà có đám cưới.

      Ngày tiến hành lễ mừng vợ chồng trùng vào ngày ăn tiết đầu tiên. Khoảng 8 giờ sáng, khi sương đêm còn lưu luyến trên ngọn cỏ, thấp thoáng dưới mé rừng là một đoàn người váy áo ngũ sắc như bướm xuân. Đoàn người vừa đến đầu ngõ nhà gái đã cử người ra nghênh tiếp, cả đoàn được mời vào lối cửa chính, những người như bố mẹ, cậu, người mai mối, chú rể được mời ngồi vào gian nhà giữa làm nghi lễ.

     Trong khi đó bộ phận tiếp khách đã bày biện một bữa tiệc nhẹ, khi ngồi vào tiệc theo thứ bậc đã quy định sẵn.

     Thức ăn cổ truyền cho cúng bái, tế lễ chỉ hạn định trong 3 món: Luộc, lạp, nướng,  áp dụng cho bất cứ loại thịt gì không có đồ chiên xào.

    Tan tiệc thì đến tiết mục khai trương rượu cần. Rượu cần được bày ra để giữa khi mà mọi người đã ngồi theo thứ bậc cũ. Gìa làng cầm từng cần ruợu cho cha mẹ cô dâu, chú rể, ông cậu đến các vị chức sắc. Già làng cất lên tiếng khấn và mọi người cùng hòa theo. Mọi người có nhịp khấn riêng nhưng tựu trung đến cùng một nội dung chúc cho một cái tiết vui vẻ, vợ chồng hạnh phúc, sinh con lũ, cháu đàn, thời vụ như ý. Khấn xong, mọi người được uống và khai trương những ché mới để cùng thưởng thức.

     Sau lễ A Sơi Rơr, cô dâu chú rể được mời ngồi vào buồng dành riêng cho họ, chú rể ngồi bên phải, cô dâu ngồi bên trái mắt hướng ra cửa sổ. Thầy cúng lấy một con gà, cầm đầu gà tượng trưng cào từ hông lên đầu chú rể, cô dâu. Ý rũ bỏ năm tháng tuổi thơ, rồi khấn: “Xin trời đất chứng giám cho đôi trẻ trở thành vợ chồng, phù hộ độ trì cho họ luôn được cơm lành, canh ngọt, hạnh phúc tràn đầy, sinh con khỏe mạnh, không đau ốm và mùa màng bội thu”. Sau đó cắt tiết gà nhỏ vài gọt lên đỉnh đầu cặp vợ chồng (ý nghĩa linh hồn họ đã uống máu gà, là ràng buộc keo sơn không thể phá vỡ). Con gà được thịt, luộc chín, thầy cúng trao cho một người một đùi gà, gan gà và cơm. Họ (vợ chồng) ăn phần của mình một ít và trao cho nhau, tiếp đến là rượu trắng, sau khi uống rượu giao bôi, đôi nam nữ chính thức trở thành vợ chồng và chú rể đưa cô dâu về nhà mình.

    Trong niềm vui mừng hạnh phúc của đôi trẻ, tiếng nhạc, tiếng chiêng  gửi gắm lòng mình vào khí thiêng sông núi, cầu nguyện cho năm mới an bình viên mãn, mùa màng bội thu.

 Liên hệ - Góp ý  Quay lại!

CÁC TIN KHÁC
NHẠC QUÊ HƯƠNG

LIÊN KẾT WEBSITE

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Copyright 2024 by HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT QUẢNG TRỊ