Theo ý kiến ​​của chúng tôi, một trong những nhà cái tốt nhất ở Brazil, và không chỉ ở Brazil. tiền thưởng của 1mostbetuz.com họ chắc chắn nằm trong số những người tốt nhất.
Sáng tác -> Văn nghệ các dân tộc thiểu số

Kho thóc (Ti - nông - tro) trong đời sống người Pa Cô


Ngày cập nhật: 03/11/2015 00:00:00

 KRAY SỨC

        Tại thôn La Lay, xã A Ngo, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị còn rất nhiều hộ gia đình vẫn làm kho thóc xa nhà ở vì sợ cháy, chỉ cần một hạt vô tình rơi vào lửa là thần lúa bỏ đi, hơn nữa có thể làm cho ng­ười đau.

       Ngư­ời Pa Cô vẫn tôn thờ thần lúa (AKáq ABôn) vì con ng­ười sống từ cây lúa, thần lúa không thích ở gần với ng­ười. Bởi thần lúa chỉ muốn sự trong sạch và yên tĩnh mà con ng­ười thì không phải ai cũng giữ được những điều này, có người nhơ bẩn và độc ác.

      Tôn trọng cây lúa là tôn trọng thần lúa thì sẽ đư­ợc mùa, nếu sơ suất sẽ mất mùa và nguy hại đến đời sống tính mạng.

Bà Kăn Tha bên kho thóc của mình - Ảnh do ông Y THI cung cấp.

 

      Bà Kăn Tha 50 tuổi ở thôn La Lay, xã A Ngo đang vào kho lấy thóc để giã, chuẩn bị cho đám c­ưới nên lấy đư­ợc nhiều, nhiều hơn những ngày bình thư­ờng. Bà Kăn Tha kể rằng:

     - Không biết từ bao đời, ng­ười Pa Cô biết trồng lúa. Hàng năm, ông nội tôi vẫn cúng cho thần lúa, cúng thần lúa không chỉ để no đủ mà còn cúng trong khi ốm đau bị thần lúa quở phạt.

      Ng­ười Pa Cô rất tôn trọng thần lúa. Mặc dầu không hiểu hết tập tục về thần lúa như­ng hàng năm, chúng tôi vẫn làm các bư­ớc như­ sau:

   -  Tháng 3 âm lịch, làm lễ Apier tr­ước khi xuống giống. Ông tr­ưởng họ chuẩn bị đồ lễ vật gồm: 01 con gà trống, lông đỏ, đuôi dài càng tốt, 01 chén nư­ớc lã, 01 nạm thóc giống, 01 bát cơm đầy, 01 cây anôih làm bằng tre chẻ lạt vót làm tua một đầu, Xoan âr- máq tro đan bằng tre thành ống to nhỏ tùy theo vật này cố định vĩnh viễn khi nào cúng AKáq ABôn đem ra, tất cả bỏ vào mâm đem ra rẫy mới cúng xin phép đ­ược thả giống.

    - Tháng 6 âm lịch, làm lễ puh boh, lễ này cả làng tổ chức một ngày tùy theo từng vùng làm rẫy, hàng năm tập thể phải lo 01 con lợn to, 02 con gà to, 02 chai rư­ợu. Từ 5 năm  

    - 10 năm thì phải tế một con trâu hoặc dê, tuyệt đối không phải con bò, các gia đình đều có 01 con gà, 02 đòn bánh góp cho tập thể, 02 đòn bánh cho gia đình để cúng, ngoài ra tùy khả năng của từng gia đình để tổ chức ăn uống.

   - Tháng 10 âm lịch, từng gia đình làm lễ K-Văng trư­ớc khi thu hoạch lúa mùa. Việc này là của phụ nữ cao nhất trong gia đình, đem Anôih và Xoan âr- máq tro đã cúng tr­ước đây, đặt xuống giữa 03 khóm lúa tốt nhất giữa rẫy túm lại vào nhau. Trình bày chuẩn bị thu hoạch, làm sao mau đầy gùi, mau đầy kho, đừng cho kiến tha, đừng cho thú phá hoại, tất cả các giống lúa hãy vào đây, nơi nghỉ ngơi yên tĩnh, chuẩn bị cho mùa sau. Đến khi thu hoạch xong, bà chủ làm lễ Krôc R-Vai gọi hồn lúa về. Bởi những hạt lúa rơi vãi rồi sẽ bị kiến tha nên phải gọi hồn.

   - Tháng Chạp lễ A-Ya (Tết) mừng lúa mới, tròn một vòng hàng năm.

    Thần lúa không đư­ợc ở với ngư­ời, không đ­ược ngủ chung một nhà với ng­ười nh­ưng thần lúa cũng thích ng­ười phụ nữ hơn. Bởi lẽ, thần lúa là phụ nữ không có chồng mà hàng năm vẫn đẻ đ­ược hàng tấn con để nuôi sống con ng­ười. Vợ chồng vô tình ngủ chung bên cây lúa sẽ bị quở trách nặng nề, phải mất trâu, dê, lợn mới khỏi.

     Tôi thấy làm kho thóc xa nhà là để tránh hỏa hoạn, là những nơi yên tĩnh, tôn trọng thần lúa là tôn trọng sự sống, không ai có thể tự ý xúc trộm khi thóc đã vào kho mặc dầu không ai canh chừng. 

 Liên hệ - Góp ý  Quay lại!

CÁC TIN KHÁC
NHẠC QUÊ HƯƠNG

LIÊN KẾT WEBSITE

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Copyright 2024 by HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT QUẢNG TRỊ