Theo ý kiến ​​của chúng tôi, một trong những nhà cái tốt nhất ở Brazil, và không chỉ ở Brazil. tiền thưởng của 1mostbetuz.com họ chắc chắn nằm trong số những người tốt nhất.
Sáng tác -> Sân khấu

Con sâu làm rầu nồi canh


Ngày cập nhật: 29/05/2016 00:00:00

 Kịch nói một màn của VĂN ĐẢN
(Tác phẩm tham gia Trại sáng tác kịch bản sân khấu hưởng ứng
cuộc thi “Tìm hiểu các loại mô hình HTX kiểu mới”)

 

                                                             NHÂN VẬT

                                        Ông Ất

                                        Bà Quý, vợ ông Ất

                                        Cô Nhâm, con gái ông bà

                                        Bà Đinh, em gái bà Quý

 

Chuyện xảy ra tại nhà ông Ất vào một buổi gần trưa

LỚP THỨ 1 (ông Ất, bà Quý)

 

Ông Ất:

(Lau chùi chiếc bình bơm rồi cầm cái cần nhấc lên ấn xuống mấy lần, sắc mặt tỏ vẻ ưng ý)

Bà Quý:

(Tay cầm bó rau đi vào thấy ông Ất đang thử bình phun thuốc sâu hét toáng lên) Trời đất ơi! Ông định làm cả nhà chết vì ô nhiễm hay sao mà đem bình phun thuốc trừ sâu ra xịt cho chất độc nó bay khắp nhà thế hả?

Ông Ất:

 

Cái bà này đến lạ. Bình đã súc kỹ lưỡng sau khi phun còn thuốc đâu nữa mà chất độc bay khắp nhà. Sao dạo này đầu óc và mắt bà nhìn vào đâu, thấy cái gì cũng nghĩ đến ô nhiễm độc hại thế?

À! Mà sáng nay con Nhâm đi chợ bán bao nhiêu bó thế, bà?

Bà Quý:    

Hơn năm chục. Mà ông hỏi để làm gì? Sợ mẹ con tôi ăn bớt hay sao?

Ông Ất:

 

Bà lại nghĩ oan cho tôi nữa rồi. Tôi hỏi là để biết năng suất ruộng rau nhà ta thôi mà. Kể ra nó phát triển cũng đếu đấy bà nhỉ. Ngày nào cũng thu hoạch hơn năm chục bó.

Bà Quý:

Thu hoạch nhiều bao nhiêu tôi thêm lo bấy nhiêu.

Ông Ất:

 

Ấy, sao bà lại nói thế. Tuy ngồi bó rau hơi lâu, có đau lưng một tý. Nhưng tiền đút túi nhiều thêm có đồng ra đồng vào. Đấy thử tính thì biết. Lấy bình quân mỗi ngày 50 bó, mỗi bó 5 nghìn, 10 bó năm chục, 50 bó vị chi là hai trăm rưỡi. Chỉ tính khoản thu nhập rau nhà ta chẳng mấy chốc cũng làm nên chuyện. Bà lo cái gì.

Bà Quý:

Không lo sao được. Ngày nào ông cũng phun thuốc trừ sâu, bơm hóa chất kích thích không đúng chủng loại. Dùng phân tươi, tưới nước bẩn cho rau, toàn loại có độc tố cao. Đã vậy không thực hiện đúng quy trình, lẽ ra mười ngày sau khi phun thuốc mới thu hoạch. Đằng này, chiều ông phun sáng hôm sau đã cắt bán, ông làm giàu bắng cách có hại người tiêu dùng. Thử hỏi tôi không lo sao được.

Ông Ất:

 

Bà chỉ được cái lo hão. Bà không nghe người ta thường nói: “Vì con sâu làm rầu nồi canh”. Tôi dùng thuốc trừ sâu lúa, trừ sâu ngô phun cho rau vừa rẻ, vừa lợi thuốc lại có hiệu quả cao mà chẳng con sâu nào làm rầu được nồi canh cả. Dùng thuốc kích thích bơm, cây rau chỉ một đêm dài thêm năm ba phân. Như vậy lá rau xanh nõn mượt mà không thủng một lỗ nào, ai nhìn cũng mát mắt. Như thế mà hại người tiêu dùng được sao? Ngày xưa người ta còn dùng phân bắc tưới bón cho su hào, bắp cải cơ đấy bà biết không?

Bà Quý:

Vì hám lợi nhất thời mà mắt ông mù, tai ông điếc mất rồi. Ông không nghe ti vi người ta đưa tin và truyền hình có những vụ ngộ độc thực phẩm mà hàng trăm công nhân, hàng chục học sinh phải đi cấp cứu đó sao. Trong cuộc họp Quốc hội có đại biểu đã thốt lên: “Chưa bao giờ con đường từ dạ dày đến nghĩa địa gần như bây giờ” làm nóng cả nghị trường

Ông Ất:

 

Ôi dào! Nghe theo ti vi truyền hình e rằng chưa hết bệnh mà đã chết đói sớm. Nơi nào cũng ô nhiễm môi trường, thức ăn nào cũng chứa độc hại. Chỉ có không thở, không ăn, không uống gì mới không bị ngộ độc. Chuyện bé xé ra to.

Bà Quý:

Ông thôi đi. Chỉ được cái nói liều là giỏi. Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho dân. Ti vi truyền hình là cơ quan truyền thông, tiếng nói của quốc gia của mọi tầng lớp quần chúng. Nếu phát ngôn không có căn cứ, những cá nhân, những đơn vị bị chỉ trích họ không kiện cho trọc xương sao? Năm lần bảy lượt bảo ông tham gia mô hình hợp tác xã trồng rau an toàn, ông không chịu vô lại còn nói nhăng nói cuội.

Ông Ất:

 

Bà còn chưa ớn hay sao mà còn bảo tôi vào hợp tác? Chỉ nghe mấy tiếng hợp tác xã là tôi đã bị dị ứng rồi, làm sao mà bà bảo tôi vô cho được.

Bà Quý:

Việc gì mà tôi phải ớn. Còn ông bị dị ứng là do ông mặc cảm, ông định kiến, ông bảo thủ, thấy lợi trước mắt mà không thấy tương lai đó thôi.

Ông Ất:

 

Hừ! Tương lai. Nhãn tiền còn sờ sờ ra đó. Nếu hay ho tốt đẹp thì làm gì có chuyện một ngày công được chia vài lạng thóc. Vào đó người làm thì ít người ăn thì nhiều, nào ban này bệ nọ, nào quỹ nọ ma kia. Thằng siêng cũng như thằng nhác, xin bà từ nay trở đi trước mặt tôi bà đừng có nhắc ba tiếng hợp tác xã nữa. Trong từ điển của tôi nó bị xóa rồi.

Bà Quý:

Tư tưởng định kiến bảo thủ đã biến ông thành con ếch ngồi đáy giếng mất rồi. Chẳng còn thấy khoảng trời bao la tươi sáng như thế nào. Hợp tác xã kiểu mới nay nó khác với thời quan liêu bao cấp ngày xưa lắm.

Ông Ất:

Khác cái vỏ chứ gì. Chẳng qua chỉ là “bình mới rượu cũ” mà thôi. Ban quản lý đổi thành hội đồng quản trị, cái chân cung ứng vật tư đổi thành giám đốc, xã viên đổi thành thành viên. Thay tên đổi họ như vậy cũng gọi là kiểu mới sao?

Bà Quý:

Sự cố chấp và đố kỵ đã làm ông thành con rùa rụt cổ rồi. Vào hay không là do tinh thần tự nguyện chẳng ai ép ông cả. Có điều là ông đừng vì cái lợi ích cá nhân mà gây hại cho người tiêu dùng. Làm vậy là nó thất đức lắm ông ạ.

Ông Ất:

Thế tôi hỏi bà: Lâu nay tôi bán hàng tấn rau đã có ai bị hại chưa?

Bà Quý:

Chợ đó cả trăm người bán vạn người mua, nếu ai có việc gì cũng vô truy ra cứu biết đâu mà lần. Hơn nữa ăn vào đã chết ngay đâu!

Ông Ất:

Cứ cho là như thế đi. Vậy nhà mình đây ăn rau do tôi trồng ngày này sang ngày khác, năm nọ qua tháng kia nào có ai hề hớn gì đâu?

Bà Quý:

Ông đừng có mà tưởng bở. Rau nhà này ăn hàng ngày là do tôi mua cả đấy. Ăn rau ông trồng chắc mẹ con tôi và ông chẳng đã lên viện xuống viện cấp cứu bao nhiêu lần rồi. Không khéo còn nguy hại đến tính mạng cũng nên.

Ông Ất:

Do bà mua? Bà nói thật đấy chứ?

Bà Quý:

(Đưa bó rau bọc trong giấy bóng có nhãn mác) Thì đây, ông xem rau này có giống rau ông trồng không? Rau của thành viên hợp tác người ta đóng gói bảo quản cẩn thận có nhãn mác ghi rõ nguồn gốc xuất xứ. Tuy giá cả có đắt nhưng tiền nào của ấy. Ăn vào bổ dưỡng bảo đảm sức khỏe. Dù giá có cao hơn người ta vẫn mua.

Ông Ất:

(Giận giữ ném mạnh bó rau xuống đất) Bà thôi đi. Bà làm thế này có khác nào bà đâm sau lưng tôi. Bà bôi tro trát trấu vào mặt tôi còn gì. Thật quá đáng không thể chịu nổi.

Bà Quý:

Ông bảo tôi đâm sau lưng ông, hóa ra ông cho tôi là người đàn bà giết chồng mình sao? Ai bôi tro trát trấu lên mặt ông? Ông tưởng tôi ngửa tay mua rau ngoài về dùng trong lúc người nhà mình hàng ngày chở từng xe rau đầy lên chợ bán. Tôi sung sướng lắm sao?

Ông Ất:

Ai bảo bà mua. Bà tự rước nhục vào mình, làm xấu mặt chồng con, bà còn trách ai?

Bà Quý:

Vì sự sống còn, vì sức khỏe của gia đình bảo đấy ông ạ. Cũng may là mua rau của nhà dì Đinh chỗ chị em nên tôi cũng đỡ muối mặt. Nếu vì lợi riêng mà bất chấp đến việc làm phương hại người khác rồi cũng có ngày rau chẳng ai mua mà luật pháp còn sờ vào gáy cho mà xem.

Ông Ất:

Bà là thẩm phán đấy à? Hay là chánh án?

Sao bà thích luận tội và kết án cho người khác vậy?

Bà Quý:

Tôi chẳng là ai cả chỉ là tôi thôi. Để rồi ông xem. Rồi một ngày nào đó mọi quy chế được thực hiện và kiểm soát nghiêm ngặt ông mới trắng mắt ra. Để xem.

Ông Ất:

Bà đừng có mà dọa. Tôi không yếu bóng vía như bà tưởng đâu. Tôi tự lao động làm ra của cải vật chất, chẳng tham ô, hối lộ, trộm cướp gì của ai sao luật pháp sờ gáy tôi?

Bà Quý:

Dù ông có siêng năng, cần cù bao nhiêu nhưng việc làm của ông sai quy trình quy phạm, phản lại khoa học kỹ thuật đi ngược lại với quy chế hiện hành. Góp phần tham gia đắp con đường tắt từ dạ đày đến nghĩa địa, liệu luật pháp có tha cho ông không? Đấy ông xem (cầm bó rau lên) cùng trồng rau như nhau trong lúc hợp tác xã trồng rau an toàn.

Ông Ất:

(Tức giận) Bà có thôi đi không. Bà điếc hay sao, tôi đã bảo bà không được nhắc đến cái tên hợp tác xã trước mặt tôi. Thế mà bà hễ mở miệng ra là một hợp tác xã, hai hợp tác xã thế hả?

Bà Quý:

Tôi không điếc. Chỉ ông điếc, ông mù mới đánh đồng lẫn lộn giữa cái cũ và cái mới thì có. Hợp tác xã kiểu mới bây giờ người ta đóng vai trò là một bà đỡ. Việc gì các thành viên không tự giải quyết được họ đứng ra hỗ trợ giúp đỡ tạo điểu kiện cho bà con thực hiện.

Ông cũng thấy đấy, trong thôn ta hầu hết các hộ trồng rau đều có giếng khoan, máy bớm bể lọc, giàn phun được hợp tác xã cho vay vốn trả góp với lãi suất ưu đãi. Hỗ trợ dịch vụ khâu làm đất, vận chuyển cung cấp các loại cây trồng vật nuôi, phân bón có năng suất và giá trị kinh tế cao. Bao tiêu sản phẩm tránh được nạn người ngoài, tư thương ép giá, cho thuê giá cao. Rau họ trồng ra không phải chạy chợ trưa ngay tối bữa như nhà mình mà giá lại cao. Chứ có xấu xa như ông nghĩ đâu.

Ông Ất:

Bà định viết tiểu thuyết đấy à? Bà trở thành nhà văn bao giờ thế?

Bà Quý:

Thật thừa hơi mà nói với ông. “Nói với người khôn không lại, người dai không cùng” quả không sai.

LỚP THỨ 2 (thêm Nhâm)

Nhâm:

(Gánh hai sọt rau tức tối dằn mạnh xuống đất)

Bà Quý:

Sao vậy? Rau ế lắm à? Bán không được hay sao mà gánh về nhiều vậy con?

Nhâm:

(Đang bực bội không trả lời. Cô đến bên bàn rót nước uống)

Ông Ất:

Ơ hay cái con này, mày không nghe mẹ mày hỏi gì sao mà câm như hến vậy?

Nhâm:

Không phải bán không được mà không được bán.

Ông Ất:

Sao không được bán. Bữa nay mà còn ngăn sông cấm chợ được sao? Kẻ nào dám không cho bán?

Nhâm:

Cha lên mà hỏi đoàn kiểm tra an toàn thực phẩm liên ngành. Có đông đủ tất cả cán bộ Chi cục bảo vệ thực vật, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y  tế và cả Công an nữa họ nói cho mà nghe.

Bà Quý:

Thế đầu đuôi thế nào vậy con?

Nhâm:

Mới bán cho cô Tân phụ trách Trường Mầm non bên thôn Đồng 10 bó, được một chốc thì đoàn kiểm tra đến. Họ lấy mẫu xét nghiệm. Họ kết luận rau nhà mình chứa hàm lượng độc tố cao gấp 5 lần cho phép rồi đuổi ra khỏi chợ không cho bán. Bao nhiêu người giữa chợ nhìn theo. Nhục mà không thể giấu mặt đi đâu được.

Bà Quý:

Ông đã thấy chưa. Thế sao con không tống khứ nó đi mang về chi cho nặng xe tốn xăng.

Nhâm:

Vất đi nhỡ trâu bò người ta ăn vào trúng độc liệu có gánh nổi không. Không khéo về nhà lại bị nghi oan, bịa chuyện lấy tiền đút túi lại mang tiếng là kẻ cắp thì sao?

Bà Quý:

Đã hết hay chưa ông? Ông phun cho lắm vào, ông bơm cho nhiều vào để làm giàu, giờ thì giàu mặt, giàu mũi cả đấy. Thỏa mãn ông chưa?

Ông Ất:

Ơ cái bà này. Thế tôi làm vậy để mình tôi hưởng chắc.

Nhâm:

Vậy con và mẹ được hưởng cái gì? Hưởng không được công nhận là gia đình văn hóa hay bị loại ra khỏi đoàn viên bốn tốt, phụ nữ hai giỏi.

Bà Quý:

Giờ ngẫm ra ông ấy nói cũng phải.

Nhâm:

Phải, phải nổi gì. Cha đã như vậy mẹ còn hùa theo đứng về phe cha nữa sao?

Bà Quý:

Mẹ đâu có hùa, phải ở đây là ông ấy đã dùng châm ngôn rất chí lý. “Vì sao con sâu làm rầu nồi canh” đó.

Ông Ất:

(Giận giữ đập tay xuống bàn) Bà nói vậy là cho tôi như con sâu để hại nhà này đấy à? Bà bỏ cái thói “Thấy chồng hiền xỏ chân vô mũi” của bà đi.

Tôi hỏi các người: danh hiệu gia đình văn hóa, đoàn viên nọ, phụ nữ kia có mài ra mà ăn được không? Các người có hăng hái lắm may ra được bầu cho cái cá nhân xuất sắc, thưởng cho phong bì 50 ngàn với tràng vỗ tay. Có gì to tát lắm đâu mà mẹ con bà coi tôi như con sâu cái kiến hả?

LỚP III (thêm bà Đinh)

Bà Đinh:

(Vào nhà thấy không khí nặng nề hốt hoảng).

Sao cháu nó bị nặng lắm à, anh chị?

Bà Quý:

Dì nói sao? Cháu nào? Bị chuyện gì thế?

Bà Đinh:

Cháu Bích Liên chứ còn ai nữa.

Bà Quý:

Dì Đinh, dì nói gì mà lạ vậy? Cháu Bích Liên nó làm sao (im lặng). Tôi đang hỏi dì? Sao dì cứ im lặng thế?

Nhâm:

Mau lên dì! Dì nói thế nào đi chứ.

Bà Đinh:

Thế cả nhà không biết chuyện gì thật sao? Tôi không tin ai nấy đều căng thẳng buồn phiền thì sao bảo là không biết được chứ?

Nhâm:

Sao dì làm cho người ra sốt ruột như vậy? Mọi người đang nóng long chờ nghe dì nói về cháu Bích Liên nó làm sao đây này.

Bà Đinh:

Cụ thể làm sao dì cũng chẳng rõ. Vừa nghe tin đồn hoảng quá dì vội sang đây để hỏi sự chuyện hư thực ra sao.

Bà Quý:

Tin đồn thế nào? Nói nhanh lên dì?

Bà Đinh:

Nghe nói bên thôn Đông bọn trẻ bị ngộ độc thực phẩm phải đi viện cấp cứu nhiều lắm. Có cả Bích Liên con của cháu Giáp nữa đấy.

Bà Quý:

Hả! Có cả cháu Bích Liên nữa sao? Ôi, cháu ngoại của tôi. Trời đất ơi! Liệu nó có sao không?

Nhâm con điện gấp cho chị hỏi tình hình thế nào.

Bà Đinh:

Phải đấy. Dì cũng nóng ruột lắm. Điện nhanh đi cháu.

Nhâm:

Vâng! (móc túi lấy máy bấm, đưa lên tai nghe)

A lô! Vâng em Nhâm đây. Nghe nói Bích Liên bị ốm đi viện cấp cứu phải không chị? Sao? Bị ngộ độc thực phẩm ư? Có biết loại thực phẩm gì không chị? Hả (sửng sốt đánh rơi máy).

Trời ơi! (ngồi khuỵu xuống).

Bà Quý:

Kìa Nhâm! Con làm sao thế?

Bà Đinh:

Cháu Giáp đã nói gì mà cháu như người mất hồn vậy? Bích Liên nó bị nặng lắm à?

Nhâm:

Mẹ! Dì ơi! Nhà mình gây họa lớn rồi.

Bà Đinh:

Hả! Cháu nói gì lạ vậy? Gây họa lớn là sao?

Nhâm:

Sáng nay cô Tâm bên ấy mua rau của cháu về nấu cho bọn trẻ ăn, giờ đến bị ngộ độc cả rồi.

Bà Quý:

Trời ơi!... Ông Ất ơi! Là ông Ất ơi!

Ông đã hại đứa cháu cưng của tôi và bạn bè chúng nó rồi. Ông đã thấy chưa?

Vừa rồi ông bấm đốt tay hể hả vui mừng mà rằng, chỉ thu riêng cây rau nhà ta chẳng mấy chốc cũng làm nên chuyện. Giờ ông thấy mình làm nên chuyện gì chưa… Hả ông Ất?

Ông Ất:

Trời ơi! (dang hai tay lên từ từ khuỵu quỳ xuống, lắc đầu chán ngán, đưa tay ôm lấy đầu).

                                                                  MÀN 

 Liên hệ - Góp ý  Quay lại!

CÁC TIN KHÁC
NHẠC QUÊ HƯƠNG

LIÊN KẾT WEBSITE

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Copyright 2024 by HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT QUẢNG TRỊ