Theo ý kiến ​​của chúng tôi, một trong những nhà cái tốt nhất ở Brazil, và không chỉ ở Brazil. tiền thưởng của 1mostbetuz.com họ chắc chắn nằm trong số những người tốt nhất.
Sáng tác -> Sân khấu

Tiếng gọi đồng quê


Ngày cập nhật: 27/05/2016 00:00:00

  Kịch nói một màn của TÙNG THIỆN
(Tác phẩm tham gia Trại sáng tác kịch bản sân khấu hưởng ứng
cuộc thi “Tìm hiểu các loại mô hình HTX kiểu mới”)

 

Lời mở

                   Không biết từ bao giờ làng có một cây cổ thụ trụi lá, đứng cạnh lăng cụ khai khẩn. Vì vậy đồng làng mới có cái tên: “Đồng cây khô”.

                   Đồng thì cao. Nước thì thấp. Cực nhọc thức thâu đêm tát nước, đã dai dẳng theo chiều dài lịch sử dựng làng. Nay Đại hội thành viên Hợp tác xã quyết định: “Hạ điền dẫn thủy” được hay không? Kết quả ra sao? Kịch “Tiếng gọi đồng quê” xin kể lại câu chuyện xẩy ra trên vùng đất bán sơn địa này.

 

NHÂN VẬT

                          1) Nguyễn Hữu Tiến         35 tuổi   Giám đốc HTX

                        2) Phạm Thế Song            30 tuổi   Phó Giám đốc

                            3) Nguyễn Quang Hà        47 tuổi   Chủ tịch HĐQT

              4) Hà Thị Phương             26 tuổi   Kế toán

                            5) Tôn Thất Thủ               50 tuổi   Cựu Chủ nhiệm

                      6) Phan Thị Bảo                42 tuổi   Vợ của Thủ

                       7) Phan Thị Nông             45 tuổi   Chị ruột Bảo

                          8) Tôn Thất Nghiệp          36 tuổi   Kế toán UB xã

                          Cùng một số nhân vật trong các vai thành viên Hợp tác xã.

 

CẢNH TRÍ

                  Chính giữa phía trong một bia mộ cỡ lớn, có đề dòng chữ: “Lăng ngài Khai khẩn”. Đứng cạnh lăng là cây cổ thụ trụi lá.

                 Phía trước tiền đài không gian sân khấu rộng mở.

VÀO KỊCH

Tiến:

(Trong chiếc áo ca ky bạc màu, quần xắn quá gối, đi chân đất, hai tay cầm nắm hương đỏ, vào quỳ trước lăng, xúc động nói)

Cháu là Nguyễn Minh Tiến, hậu duệ đời thứ 18 của dòng họ Nguyễn Minh… làng Linh Hải, thắp nén hương thơm, sung sướng kính báo lên cụ Khai khẩn: Chúng cháu trong ban Hội đồng quản trị, Giám đốc Hợp tác xã đã thực hiện xong di nguyện của các cụ và nỗi mong ước của dân làng ta bao đời nay là: “Hạ điền dẫn thủy”.

(Lạy, anh sung sướng không cầm được nước mắt)

Hà:

(Tay xách chiếc ăng gô) Khóc đấy à?

Ừ, khóc đi cho hả… cười đi cho đã…

(Anh lấy khăn lau nước mắt của mình)Chiến dịch này chú gầy đi nhiều đó. Mẹ nó có nấu bát cháo gà đây nghỉ tay ăn một miếng rồi hãy làm (Đưa ăng gôcháo).

Tiến:

Cảm ơn anh chị (nhận ăng gô)sức trẻ mà anh.

Hà:

Viện nghiên cứu khoa học nông nghiệp của Bộ fax nhanh vào cho chú đây (đưa phong bì).

Tiến:

(Đón phong bì mở ra đọc) Lại tin vui nữa rồi.

 

Đồng đất làng ta có độ mùn tơi xốp. Độ PH 0,3 phù hợp cho các giống lúa hàng hóa cho năng suất cao. Vì vậy, Viện quyết định gởi vào cho chúng ta giống lúa: HYT100, đã đăng ký độc quyền Thiên Hương, có năng suất từ 75 - 90 tạ/ha.

Hà:

Như vậy một sào cho năng suất từ 3 tạ rưỡi đến 4 tạ/vụ.

Song:

Báo cáo hai anh, khi chưa hạ điền tổng diện tích là: 20 mẫu 5 sào. Bây giờ diện tích có 20 mẫu 7 sào 2.

Tiến:

Đã trừ diện tích ruộng ông Thủ lại chưa?

Song:

Dạ rồi. Kể cả chừa cho ông làm đường đi ra nữa.

Hà:

Như vậy diện tích trồng lúa tăng lên 2 sào 2.

Tiến:

Thông báo lên bảng cho toàn thể thành viên biết, số dư ấy tôi sẽ giải thích sau.

Song:

Vâng ạ.

Phương:

(Vai mang túi xách) Thưa hai anh, em đã về.

Tiến:

Không trở ngại gì chứ?

Phương:

Dạ tốt đẹp, thông suốt cả. Các anh còn lấy xe con công ty đưa em về nữa.

Hà:

Đã có anh nào bị cô hút hồn chưa đấy? (cười).

Phương:

(cười) Dạ chưa. Nhưng thấy răng ai cũng đi liêu xiêu cả đó tê…

Tiến:

Phương và Song vào làm công việc của mình rồi thông báo cho các thành viên đến nhận tiền lúa.

Phương:

Thưa anh có trích để lại khoản nào không ạ?

Tiến:

Không.

 

(Song và Phương ra còn lại Hà và Tiến thì Bảo vào)

Bảo:

(Mang theo một bầu không khí căng thẳng nặng nề) Đây rồi. Có cả Chủ tịch lẫn Giám đốc đây rồi, vợ chồng tôi có thù oán gì các ông? Mà các người nỡ cô lập gia đình tôi ra như vậy? (chỉ ngoài ruộng).

Tiến:

Tập thể Hội đồng quản trị luôn luôn nghĩ tốt về anh chị, không như chị nói đâu.

Bảo:

Hừ…, tốt… bán cái tốt ấy đi mà ăn.

Hà:

Cô có thể không tin chúng tôi, nhưng cả làng này đều là thành viên HTX biết rõ điều đó.

Bảo:

(bốc lửa) Tốt cái nỗi gì, ruộng của các người thì được hạ thấp xuống, còn lại hai sào ruộng của nhà tôi các ông để lại như cồn mả thế kia?

Tiến:

(nói với Hà)Anh vào phô tô đơn của anh Thủ đưa ra cho chị ấy xem

(Hà ra)

Bảo:

Ruộng trưa nó liền vùng, liền khoảnh, các ông cô lập nó ra như vậy thử hỏi: lấy nước ở đâu để cấy lúa đây?

 

Các người độc ác lắm

 

10 năm làm Chủ nhiệm, ông nhà tôi có gây thù chuốc oán gì cho cam mà sao các người nỡ hại gia đình tôi như vậy? (khóc).

Tiến:

Chị bình tĩnh lại đi. Tôi xin khẳng định lại, ở đây không có ai ác cảm gì với anh chị đâu. Còn ruộng chừa lại đó là do anh tự nguyện viết đơn ra Hợp tác.

Bảo:

Chả phải Hợp tác xã kiểu mới là tự nguyện sao? Còn ruộng trưa là loại đất đai, sao các ông cũng tách nó ra?

Tiến:

Ruộng đất là thuộc quyền sử dụng của mỗi một thành viên, không ai có quyền xâm phạm. Mặc dầu thế, chúng tôi đã nhiều lần bàn thiệt hơn mà anh vẫn khăng khăng cự tuyệt, không cho hạ điền thì biết làm sao?

Hà:

Đây. Có đơn anh viết đây, cô xem đi (đưa đơn).

Tiến:

(Chỉ ra ruộng) Chị thấy đó. Ruộng anh chị nằm giữa, chúng tôi cũng phải trích ra mấy thước cho anh chị làm đường đi.

Bảo:

(Giật cái đơn ở tay Hà)Cảm ơn cái bụng tốt của mấy người (đi ra đoạn dừng lại xem đơn).

(Tiếng của Thủ) “Hạ điền dẫn thủy là ước mơ của dân làng ta từ bao đời nay, đã trở thành chuyện cổ dân gian, như trẻ em ước lên cung trăng chơi với chị Hằng, chú Cuội.

Bây giờ Đại hội theo dự án viễn vông này là một chuyện vá trời, lấp biển.

Tôi cho đây là một dự án nhằm phục vụ cho đề án tốt nghiệp của anh ta nên được, thua, may, rủi không đặt ra ở đây.

Không nên lợi dụng tiền của và sức dân như vậy? Vì vậy, tôi xin rút lui ra khỏi cuộc chơi vô bổ này”.

Cha này điên thật rồi.

2 nữ thanh niên:

 

(Đi qua trêu)Thím Bảo ơi, giữ cái cồn ấy lại để làm du lịch sinh thái đấy à?

(đấm nhau cười bỏ chạy)

Bảo:

Kệ mạ tao… đồ ranh con.

Nông:

Chấp gì chúng nó, dì đi đâu mà đứng ở đây?

Bảo:

Ôi! Chị! Xong rồi hả chị?

Nông:

Xong rồi, nước về lai láng cả đồng, trong mà hởi lòng, hởi dạ.

 

Bây giờ làm 3 vụ vẫn thoải mái nước, nghe đâu sắp đưa về giống lúa Thiên Hương cho năng suất 3 tạ rưỡi đến 4 tạ trên sào nữa đó dì?

Bảo:

(Ôm chị khóc)Em tức, em hận lắm chị ạ.

Nông:

(Vỗ về) Vì ai thì chị không biết, nhưng đừng trách oan cho họ mà tội.

Bảo:

Thế tại sao họ chừa ruộng của em lại?

Nông:

Tôi cho, do lòng tự ái… sĩ diện mà ra cả.

Người nông dân ta sinh ra lớn lên từ đồng ruộng, nếu bỏ ruộng đồng là bỏ mạng sống của mình đó dì. Về trao đổi lại với chú ấy đi.

Chị về nhận tiền kẻo lát nữa người đông phải chờ.

Bảo:

Dạ.

 

(Đang tần ngần định đi thì Thủ đến)

Thủ:

Mẹ Bảo, sao rồi?

Bảo:

Ba mày đi đâu đó?

Thủ:

Vào Hợp tác để nói chứ đi đâu?

Bảo:

Thôi ông ơi, đừng vào đó vác nhục mà về không kịp chừ.

Thủ:

Ai làm gì được tôi mà nhục?

Bảo:

Ông đã tự tay viết đơn xin ra Hợp tác, rút ruộng lại không hạ điền còn nói ai?

Thủ:

Ai mà tin được cái chuyện viễn vông ấy

Bảo:

Chẳng phải chuyện viễn vông nữa. Bây giờ đã thành hiện thực rồi.

Thủ:

Đó cũng chỉ may nhờ…

Bảo:

(Cắt lời) Tự cho mình hơn người nên coi thường mọi thành quả của người khác.

 

Cả cánh đồng lai láng nước sờ sờ ra đó mà còn nói may nhờ nỗi gì? Đã thế còn xúi bậy tôi viết đơn kiện cán bộ bán đất trái phép lấy tiền chia nhau nữa.

Thủ:

10 ha đất hắn không bán bộ nó cho chắc.

Bảo:

Biết thế sao ông không cùng làm ăn với họ để hạ thấp ruộng mình xuống làm được 2 - 3 vụ?

Thủ:

Tôi không thể làm ăn theo cái kiểu bất chính ấy được.

Bảo:

Bất chính mô nỏ chộ, họ mới lên làm việc hôm qua mà hôm nay đã có tiền, trả tiền lúa cho dân rồi. Còn ông 10 năm làm Chủ nhiệm hết 1/3 hợp tác là hộ nghèo.

Thủ:

Đó là mô hình Hợp tác xã kiểu cũ, còn mô hình Hợp tác xã kiểu mới bữa nay, người ta đã vạch sẵn cho rồi ai chả làm được.

Bảo:

Lại học được cái lối khoác lác ấy, tự bao giờ thế? Cũ mới gì mà người đứng đầu cứ thủ cựu, tiểu nông thì nghèo vẫn lại hoàn nghèo mà thôi.

Thủ:

(Như nghĩ ra điều gì hỏi)Bọn họ lấy tiền bán đất về rồi à?

Bảo:

Tiền gì không biết, thấy xã viên đi nhận đó kìa.

Thủ:

Mẹ mày về trước đi, tôi phải đi đây một lát.

Bảo:

Cái gò ông Thủ, mụ Bảo chưa sáng mắt lên rồi sao? Đừng có làm cái gì ngu xuẩn thêm nữa đó.

Thủ:

(Tức tối)Bà có im đi không, để mặc tôi.

Bảo:

(Không vừa) Để mặc ông à? Ông đã lấy cuộc sống của mẹ con tôi ra đánh cược cho cái danh dự hão của ông chưa đủ hay sao? Giờ còn định làm thêm gì nữa đây?

Thủ:

Tôi phải cho chúng nó biết tay (đi luôn).

Bảo:

Úi dào… cho người ta… hay người ta la cho… lo mà chạy (tự sự)

 

Nghĩ cho cùng, chê trách họ cũng tội. Đời Chủ nhiệm có ai được học hành đào tạo gì đâu? Có chăng chỉ bổ túc dăm bữa, nữa tháng. Vẫn cái nếp nghĩ: “bốn bờ ruộng chiêm ấy” thì đổi mới sao được? Giá mà Hợp tác xã cũng có đội ngũ khoa học kỹ thuật như các xí nghiệp hay nhà máy… thì hay biết mấy.

Ôi! Ước mơ ấy e còn khó hơn cả ước mơ “hạ điền dẫn thủy” của dân làng tôi nữa có phải vậy không mấy bác?

(Chị hỏi khán giả cười).

Khán giả:

Chúng tôi là khán giả đi xem chị biểu diễn, nhưng sao chị lại đặt câu hỏi với chúng tôi?

Bảo:

Sân khấu cũng mở cửa rồi, nên em mới hỏi thưa bác, trong mỗi gia đình chúng ta ngày nào cũng có hai lần đỏ lửa, hai lần bưng bát cơm ăn, nhưng nếu tính thứ tự sắp xếp theo sự quan tâm thì nó lại được đứng hạng cuối cùng phải không ạ?

Khán giả:

Chị không thấy khắp nơi đang chuyển đổi mô hình hợp tác xã kiểu mới đó sao?

Bảo:

Nhà em mới học hết chương trình cấp 3, nhờ lòng nhiệt tình nên được làm chủ nhiệm 10 năm liền.

Chắc bác cũng nghe câu: “vô học thì bất thuật”.

Làng tuy nghèo “nước mặn, đồng chua”, nhưng hạt gạo làng đã nuôi không biết bao nhiêu ông đỗ đạt kỹ sư, tiến sĩ, thế nhưng khi học xong họ đi tận đẩu, tận đâu…để cho đồng quê trăn trở… hạt lúa thở than…

Cho tới khi nghe tiếng hò đưa linh… làng mới hay rằng ông tiến sĩ đã về với cội nguồn… (chị chán chường lững thững đi vào).

 

(Không khí bà con thành viên đi nhận tiền hồ hởi vui vẻ)

TN1:

(Hỏi thanh niên II) Nhà mày được bao nhiêu?

TN2:

Nhà tao 3 sào được 2 triệu 700, còn nhà mày?

TN1:

Nhà tao 2 sào 8… (mọi người đang vui vẻ thì Nghiệp vào)

Nghiệp:

Chủ tịch Hội đồng quàn trị và Giám đốc đi đâu rồi?

Song:

(Trả lời từ trong)Dạ hai anh đi đón xe lúa giống rồi ạ.

Nghiệp:

Thế thì tất cả hãy nghe đây: Số tiền bán đất nhận về chỉ được trích lại 10% cho Hợp tác xã thôi, còn đưa tất về nạp cho UB xã, không được tự động chia nhau như vậy.

(Mọi người nháo nhác với câu nói của Nghiệp)

Song:

(Bước ra)Tôi là Phó Giám đốc, thưa anh lệnh của ai vậy ạ?

Nghiệp:

Tôi là Kế toán trường chịu trách nhiệm tài chính trong toàn xã. Căn cứ theo luật định: bán đất chỉ trích 10% cho Hợp tác xã thôi.

 

(Lặng)

Một người:        Sao lại thế này?

Người khác:      Đáng lý ra, Hợp tác xã phải báo cho xã biết vụ này mới phải chứ?

Một người:        Thưa anh, chúng tôi đến nhận tiền lúa mà Hợp tác xã nợ chứ có chia chác gì đâu?

Nghiệp:

Ai nhận rồi đưa nạp lại, số tiền ấy là tiền bán đất xã phải quản lý.

1 người:

(Không vừa)Chú Nghiệp ơi! Trên ruộng trồng lúa của nhà chú, vừa rồi chú đào 3 hồ cá to bự, lấy đất bán cho người ta đổ nền nhà 1 xe 600.000 đồng, số tiền ấy có đưa về nạp cho xã vậy không chú?

Nghiệp:

Cái bà này nói lăng nhăng gì thế, việc nọ lại xọ qua chuyện kia (mọi người cười)

1 người:

Lệnh của Giám đốc…đề nghị cô Phương phát cho chúng tôi về.

Nghiệp:

(Lớn tiếng) Không được phát.

 

(Mọi người chưa biết xử lý sao thì Tiến vào)

Tiến:

Anh Nghiệp về lúc nào đấy? (nói với mọi người)Nhận tiền xong chúng ta tranh thủ cho lúa giống vào kho, giải phóng cho xe họ về.

Nghiệp:

Chú Tiến, chú cho dừng việc cấp phát tiền lại đi.

Tiến:

Vì sao?

Nghiệp:

Tiền bán đất sai nguyên tắc.

Tiến:

Nếu đúng nguyên tắc, thủ tục thì sao?

Nghiệp:

Đưa tiền về nạp cho xã, Hợp tác xã chỉ được giữ lại 10% thôi.

Tiến:

Xin lỗi, ai bảo anh về làm việc này?

Nghiệp:

Trách nhiệm của người tài chính cầm cán cân kinh tế cho xã.

Tiến:

Trách nhiệm của người Giám đốc: phải tìm mọi cách đem lợi tức về cho mọi thành viên trong Hợp tác.

Nghiệp:

Đây là nguyên tắc.

Tiến:

Tôi đang vì dân.

Nghiệp:

Phải có kỷ cương chứ?

Tiến:

Kỷ cương của chúng ta là phải biết lo cho dân, phải biết vì dân.

Nghiệp:

Không làm thế được.

Tiến:

Tôi làm được.

Nghiệp:

Ai cho phép?

Tiến:

Rồi anh sẽ biết (nói với Phương)Cô Phương ngưng phát, cất tiền vào két chờ lệnh tôi.
Bà con ta ra bốc lúa vào kho giải phóng cho xe đi đã (với Nghiệp) Xin lỗi anh Nghiệp, giờ tôi đang bận, tôi đã phô tô sẵn những bản như thế này, nếu ai thắc mắc đưa cho họ xem. Xin gởi anh một bản (đưa mấy tờ dự án).

Song:

(Hớt hải chạy vào báo) Anh Tiến ơi lúa giống bị mất cắp rồi (mọi người sững sờ).

Tiến:

Có anh Hà ngoài ấy kia mà?

Song:

Anh Hà đưa lái xe đi ăn rồi.

(Lặng dài)

Tiến:

Đã biết ai lấy chưa?

Song:

(Tới nói nhỏ vào tai Tiến)

Tiến:

Chú về tận nhà chứ?

Song:

Dạ.

Tiến:

Bố mẹ nó biết không?

Song:

Họ đã hứa (đưa mảnh giấy)

Tiến:

(Xem giấy hỏi)Mất hai bao hả?

Song:

Đối chiếu với số lượng bao trong phiếu và thực tế còn lại cũng chỉ thiếu có hai bao thôi.

Tiến:

(Một lát rồi nói) Có ai biết đối tượng nữa không?

Song:

Họ thấy sau lưng từ xa, hơn nữa hai đứa trùm 2 chiếc áo mưa nên không nhận ra ai đâu.

Tiến:

(Cất giấy vào ví) Việc này chú giữ kín cho tôi (đi ra).

Song:

Dạ.

Phương:

Anh Song có đuổi kịp chúng nó không?

Song:

Không, nó chạy nhanh quá.

Phương:

Anh nói dối. Nó vác hai bao lúa nặng thế kia mà nói đuổi không kịp.

Song:

Phát hiện ra nó là kẻ cắp thì nó đã cách xa mình có 200m rồi làm sao mà đuổi kịp.

Phương:

Sao anh không chạy đường tắt? Để tuột nó tức ơi là tức.

Song:

Đã báo cáo với anh Tiến rồi, chắc phải nhờ đến Công an thôi.

Phương:

Anh đi rồi hả? Để thế này trật tự trị an thôn xóm không yên được đâu?

Song:

Yên tâm đi, anh Tiến sẽ làm đến nơi đến chốn đấy mà.

Phương:

(Mơ màng) Ừ nghĩ cũng lạ… một con người lanh lợi, tháo vát, biết lo toan cho mọi người mà đã 35 tuổi đầu rồi chưa có mảnh tình vắt vai?

Song:

Coi bộ trái tim của Hà Phương rung động với mô hình Giám đốc kiểu mới rồi đó nghe.

Phương:

Bộ nói thế mà bảo cảm tình à? Đó là thắc mắc, tự lục vấn thử xem sao.

Song:

Cùng làng trên, xóm dưới lạ gì hoàn cảnh của nhau nữa mà không biết còn phải lục vấn?

 

Hết học Đại học Nông nghiệp, lại bay qua học Đại học Quản trị hành chính, rồi Anh văn. Nhiều nơi nhận vào làm, đều từ chối, về nhà thờ cha, phụng dưỡng mẹ già yếu, thực hiện ước mơ từ nhỏ: “Hạ điền dẫn thủy”, cải tạo đồng ruộng cho quê hương.

Phương:

Một con người như vậy mà nói về làm ở Hợp tác xã là không ai tin.

Song:

Phương không tin thì đến nhà, lúc nào chỉ một mình anh ta tha hồ lục vấn, kiểm tra…

Phương:

Người đâu có người xiên xẹo vậy không biết, không tin là người ngoài ấy.

 

Trường hợp như anh Tiến mà ở lại Hợp tác xã là hiếm thấy.

Song:

Đó mới thực sự là mô hình hợp tác xã kiểu mới. Có lần ngồi tâm sự anh ấy nói: “Tiền tề gia, hậu mới trị quốc” việc báo hiếu cho mẹ cha mà không làm được thì trên đời này cũng chẳng làm được cái gì sất.

Phương:

Những con người như vậy ý chí thường tiềm ẩn bên trong đến lúc nào đó sẽ bay cao, bay xa cho mà xem.

Song:

Không, tôi có hỏi: “Sau này anh có ý định đi đâu không?”, anh nói: “Cậu xem đi, đây là phương châm hành động của mình”.

(đưa giấy cho Phương)

Phương:

(Đọc) “Lập nghiệp không ở đâu xa:

Là xứ sở ông cha mình tạo dựng.

Chốn cội nguồn. Đoạn đầu đời ta sống.

Chính là nơi chôn rau, cắt rốn cuộc đời ta.

Đừng viễn vông nghĩ ở đâu xa…

Hãy bắt đầu từ quê nhà mình đang sống”.

Xem ra dự án này được thai nghén khá lâu rồi đó nghe, thôi anh em mình vào cộng sổ xem còn bao nhiêu gia đình chưa nhận, lát nữa anh Tiến có hỏi còn biết đường mà trả lời chứ (cả hai cùng vào sân khấu vắng một lát).

Thủ:

(Đang soạn các thứ cho vào túi du lịch thì Nghiệp vào)

Nghiệp:

Định đi đâu mà soạn sửa dữ vậy?

Thủ:

Nhục… Nhục lắm chú ạ, ở đây chi được nữa.

Nghiệp:

(Cười) Có ai ngờ, sản xuất nông nghiệp mà cũng có hai trận tuyến? Kẻ thắng ở lại chiếm lãnh thổ, kẻ thua chạy dài bỏ trốn.

Thủ:

Giữa cái cũ, cái mới biết gì đâu mà thua với hơn chú.

Nghiệp:

Cái việc anh nhờ em không ăn thua gì rồi.

Thủ:

Chú ngây thơ lắm, tại sao không dẫn tay địa chính đến?

Nghiệp:

Anh tưởng làm thế là được chắc, một dự án khá công phu, tỉ mỉ, rất có khả thi đã được các cấp, các ngành từ xã lên huyện, lên tỉnh phê duyệt, anh xem đi (đưa giấy).

Thủ:

(cầm xem bất ngờ)Tôi không ngờ nó… nó…

Bảo:

Tư tưởng coi thường tuổi trẻ, giờ đã trắng mắt ông ra chưa?

Cái sĩ diện hão giờ đã ê chề ra chưa?

Cha đã vậy, con thì ăn trộm ăn cắp, tôi còn biết cất mặt lên được với ai nữa đây? (vất bao lúa khóc).

 

(Ngưng lặng)

Nghiệp:

Lại có chuyện đó nữa ư?

Bảo:

Hắn đi chơi với bạn về, thấy xe đậu giữa đường không có ai, nhảy lên xe xem thấy lúa giống đề Thiên Hương cho năng suất cao, thế là hai đứa đồng tình vác mỗi đứa mỗi bao về.

Hết cha cản trở việc Hợp tác xã…

Đến con ăn trộm ăn cắp lúa giống.

Đó chẳng phải một chủ mưu, một ý đồ của ông Chủ nhiệm cũ là gì???

Thủ:

(Quát lớn) Không… tôi không bảo con tôi làm vậy… (ôm đầu vò tóc)

Bảo:

Ai biết?...

Thủ:

Tôi biết… tôi… tôi thua thật rồi.

 

(Lặng)

Bảo:

Thua nhưng chưa nhục. Giờ ông với tôi vác hai bao lúa này lên trả lại cho Hợp tác xã mới là nhục nhã, ông có biết không? (khóc).

Thủ:

Không… tôi phải đi (xách túi).

Bảo:

Ông định chạy trốn để nỗi nhục này lại cho mẹ con tôi gánh chịu ư?

Nghiệp:

(Tới lấy túi ở tay anh)Anh không phải đi đâu cả, để lúa đó em đưa lên trả lại cho Hợp tác cho.

Bảo:

Chú không phải đi

“Có gan ăn muống, có gan lội hồ”

Có gan cương, thì có gan chịu đựng.

Không đổ vấy trách nhiệm ấy cho ai hết.

Thủ:

Chú thay tôi gánh nỗi nhục ấy ư?...

Không, biết nhục phải đi trong nỗi nhục ấy để tìm lấy một chút vinh chú ạ.

(cười chua chát).

                                                         MÀN

 Liên hệ - Góp ý  Quay lại!

CÁC TIN KHÁC
NHẠC QUÊ HƯƠNG

LIÊN KẾT WEBSITE

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Copyright 2024 by HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT QUẢNG TRỊ