Theo ý kiến ​​của chúng tôi, một trong những nhà cái tốt nhất ở Brazil, và không chỉ ở Brazil. tiền thưởng của 1mostbetuz.com họ chắc chắn nằm trong số những người tốt nhất.
Sáng tác -> Sân khấu

Mùa tôm


Ngày cập nhật: 21/05/2016 00:00:00

Kịch của Đạo diễn, NSƯT THẾ HÙNG

(Tác phẩm tham gia Trại sáng tác kịch bản sân khấu hưởng ứng

cuộc thi “Tìm hiểu các loại mô hình HTX kiểu mới”)

 

       NHÂN VẬT                                  

                                                                                                            Ông Nhân:   Chồng bà Hoa

                                                                                                             B a:             Vợ ông Nhân 

                                                                                                             Rớt:            Con trai

                                                                                                            Thành:        Phó Giám đốc HTX phụ trách kỹ thuật

 

       Chuyện xảy ra tại một gia đình nông thôn nuôi trồng thủy sản. Không khí oi bức, ngột ngạt của trưa hè.

       Trang trí: Toàn cảnh là ngôi nhà xây 3 gian lợp ngói. Trước hiên kê tấm phản là nơi hóng mát, uống nước, tiếp khách.

       Ông chồng trong tâm trạng rối bời, buồn chán, cộc cằn, cáu gắt. Trước mặt ông là chai rượu đã gần vơi. Đĩa lạc cũng gần hết, vỏ lạc vứt bừa bãi trên nền nhà. Chốc chốc, ông lại ngẩng mặt lên trời như cầu xin, oán thán, rồi lại cúi xuống gầm mặt như bất lực, buông xuôi. Bổng ông đứng bật dậy, cầm chai rượu tu một hơi hết sạch, tìm trong nhà trong trạng thái chếnh choáng của cơn say.

       Ông Nhân (gọi): Bà nó đâu? Bà Hoa đâu? (không có tiếng trả lời, ông lại gọi tiếp) Bà Hoa! Bà chết đâu rồi, ra đây tôi hỏi! (vẫn không có tiếng trả lời) Thằng Rớt! Thằng Rớt đâu! (vẫn không có tiếng trả lời - không thấy ai, chỉ một mình ông, ông đi ra chếnh choáng, đụng phải tấm phản, thân hình ông rơi xuống như một cái xác. Ông ngủ, không gian yên tĩnh, chỉ còn nghe tiếng ngáy của ông mỗi lúc một to hơn. Cảm giác của tiếng ngáy thể hiện sự mệt mỏi, đau đớn của tâm hồn và thể xác. Âm nhạc tâm trạng, u uất).

       Bà Hoa (chạy nhanh vào nhà, hốt hoảng, tìm chồng gọi, chợt nhìn thấy chồng đang co ro nằm ngủ, bà gọi giật giọng): Này! Ông Nhân! Ông Nhân! (ông vẫn không dậy, tiếng ngáy rất khó chịu) Ông chết rồi à? (bà lại gần dựng ông dậy) Ông không biết gì à? Trời ơi! (bực tức thả ông xuống).

       Ông Nhân (lầu bầu)Trời cái gì? Biết cái gì? Chết rồi… (rồi người ông lại đổ xuống phản, bất động).

       Bà Hoa (giọng mếu máo)Trời ơi… Sao ông vô tâm thế… Tôm nhà mình….

       Ông Nhân (vẫn nằm, nói như trong mơ)Biết rồi…

       Bà Hoa (giọng như van nài): Biết mà nằm thế à? Nốc cho lắm rượu vào…

       Ông Nhân (từ từ ngồi dậy, mệt mỏi): Bà bảo tôi làm gì được bây giờ? (rồi bất ngờ rú lên khóc như một đứa trẻ).

      Bà Hoa (một lúc đến gần ông, giọng như van xin): Ông ơi, cả gia sản mình nằm ngoài hồ tôm, gần 50 vạn con tôm giống, 4 tháng ròng rã - ăn cũng vì tôm, ngủ cũng vì tôm, rồi thức ăn vật uống cho tôm… coi như đi…

      Ông Nhân (cáu gắt, bực tức): Bà im đi cho tôi nhờ, tôi đang sôi cả ruột đây! (định bỏ đi).

      Bà Hoa (thái độ cũng không vừa): Tôi muốn im cũng không được! (bà nói như khóc) nợ ngân hàng năm này qua năm khác, đáo nợ lần này qua lần khác cũng vì tôm… Nợ tiền đóng học phí cho con học cũng vì tôm… giờ tôm đang dần dần phơi trắng bụng… nhìn thấy mà đau cả ruột… (bỗng bà quay lại đối diện với ông) Ông không đau à?

      Ông Nhân (giọng mềm lại, như bất thần): Đau! Mà bà đừng nói nữa để tôi tính…

      Bà Hoa (như van xin): Tính cái chi thì ông tính gấp đi! Chậm một phút coi như … (rồi bà ngập ngừng không dám nói như sợ đụng vào điều mất mát ghê gớm sẽ xảy ra. Bà tự nói một mình như tự sự) Đã bao nhiêu lần, tôi nói ông có chịu nghe đâu, cứ thả tôm chọn ngày lành, giờ tốt theo thầy, xuất hành thì bước chân trái hay chân phải, cúng bái đầu heo, xôi, gà, hoa quả, áo binh, giấy tiền, vàng bạc, dâng sớ thần linh rồi mới được thả. Cứ thế 3 năm nay có được gì đâu? Người ta thì lãi này, lãi nọ…

      Ông Nhân (từ nãy đến giờ đứng im như trời trồng, quay lại, mặt lạnh lùng): Im!

      Bà Hoa (cũng không vừa)Không im được thì ông làm gì? Ông không đi mua thuốc kháng sinh về cho tôm à? Hay là mua hoa quả về cúng?

      Ông Nhân: Bà không phải nhắc, đi rồi, nhưng con Loan hắn nói hết thuốc, phải chờ đại lý cấp I chuyển ra xem có không?

      Bà Hoa (hơi cáu): Chờ! Chờ đến bao giờ? Chờ tôm chết hết thuốc mới có à! (bỗng bà chuyển giọng) Hay mình nợ nhiều quá nên bà ấy từ chối khéo?

      Ông Nhân (ậm ừ): Ừ… mà có khi thế cũng nên…

      Bà Hoa (dứt khoát)Thì bà Loan không có thì mình qua chỗ khác.

      Ông Nhân (nói lầu bầu)Qua rồi, họ nói cũng không có, họ còn nhắn theo khích kháy là xưa nay mua đâu thì về đó mà nợ cho dễ.

      Bà Hoa: Đó! Ông đã sáng mắt ra chưa? Đã nói bao nhiều lần là làm đơn vào HTX, làn ăn kinh tế tập thể, có đoàn, có đội cho nó có…

      Ông Nhân (nói chua chát)Bà không ngậm miệng lại được à?

     Bà Hoa: Làm ăn dựa vào kinh nghiệm bản năng, thiếu kiến thức. Trong khi mấy trăm hồ tôm của 200 thành viên HTX có kỹ sư, kỹ thuật họ thông báo thời vụ thả tôm, giống tôm chọn mua ở đâu, thời kỳ thay nước, sục khí, hỗ trợ xã viên. Chỉ còn 3 hồ tôm của mình là không chịu vô hợp tác… Nghĩ mà tủi (nói một mình) đúng là gần 60 năm tuổi đầu rồi mà vẫn không chịu lớn…

     Ông Nhân (bực tức): Bà nói gì? (chống chế) Ừ… Tôi làm ăn cá thể… ai làm chi tôi…

     Bà Hoa: Ừ… Không ai làm gì cả, nhưng mình thiệt… giờ thì ra ngoài mà ăn…

     Ông Nhân (im lặng, không nhìn vợ mà cúi mặt).

     Bà Hoa: Ông ra cánh đồng tôm mà xem. Ban quản trị HTX người ta liên hệ với doanh nghiệp mua tôm cho bà con, xe đông lạnh về ầm ầm ngoài kia kìa… chung mua, chung bán không còn cảnh được mùa rớt giá, được giá mất mùa như trước, còn mình thì…

     Ông Nhân: Bà thôi đi!

Âm nhạc xáo động. Rồi có người chạy nhanh vào nhà. Đó là Rớt, con trai của ông bà.

     Rớt (chạy vào, thở hổn hển, nói lắp không thành tiếng)Ba ba ba ơi ơi ơi… tôm… tôm… tôm nhà mình…

     Ông Nhân (bực mình nhưng cũng nhại nói lắp theo con)Biết biết rồi… phơi phơi bụng…

     Rớt (lấy lại bình tĩnh): Là do độ pH cao quá mức cho phép nên ngã bệnh…

     Bà Hoa (hơi mỉa mai): Ba mi cũng đang độ pH cao quá mức cho phép kia kìa…

     Rớt: Con nhờ chú Thành, Phó Giám đốc HTX kiểm tra con tôm nhà mình.

     Ông Nhân (nói nhanh)Tao biết rồi, nhưng thuốc chưa có thì có trời mà cứu.

     Rớt: Chú Thành, Phó Giám đốc lại phụ trách kỹ thuật đang tìm cách xử lý, có thể là sẽ cứu được, nhưng khả năng không cao…

     Bà Hoa (năn nỉ): Thôi kệ! Còn nước còn tát ông ạ, ông cứ chán nản, buông xuôi thế này thì mất sạch cả cơ nghiệp, nợ ngân hàng, rồi tiền cho thằng Rớt đi học đại học, tiền nợ bà Loan…

     Ông Nhân: Bà đừng càu nhàu nữa, tôi cũng đau nát ruột đây… (bừng tỉnh) Thôi để tôi ra đó xem sao… (ông định ra thì Thành, Phó Giám đốc HTX xuất hiện. Âm nhạc như dự báo điều gì giữa được và mất).

     Thành: Chào anh chị… Hồ tôm của anh chị…

     Ông Nhân (lao tới)Sao? Không cứu được phải không chú?

     Thành: Không…

     Bà Hoa (ngồi thụp xuống đất, mếu máo): Tôi biết mà.

     Thành (hào hứng): Anh chị biết không? Ban quản trị đang chỉ đạo cho bà con xã viên thu hoạch tôm, thì thằng Rớt chạy đến báo là tôm của anh chị bị bệnh, nhờ tôi kiểm tra giùm.

     Ông Nhân (khoát tay, chán nản)Thôi chú! Tôi thì như ngồi trên đống lửa mà chú thì…

     Bà Hoa (với chồng): Ông bình tĩnh đã nào!

     Ông Nhân (cáu gắt): Bà nằm đó mà bình tĩnh. Tôi đi đây!

     Thành: Anh đi đâu? (giữ tay ông Nhân lại)

     Ông Nhân (gỡ tay ra)Đi ra cùng chết với tôm.

     Rớt (giữ ông Nhân lại): Ba! Đằng nào cũng thế rồi.

     Thành: Anh yên tâm. Hồ tôm nhà mình tôi đã xử lý thuốc, cơ bản là cứu được vì tôm nhà mình con giống đã rất yếu, kỹ thuật nuôi chưa thật đảm bảo đúng.

     Ông Nhân (lao tới Thành)Thật thế phải không chú? Sao chú không nói cho tôi biết trước.

     Thành (vui vẻ): Thì anh có cho tôi kịp nói đâu!

     Rớt (mừng rỡ)Tôm cháu sống rồi phải không chú?

     Bà Hoa (vui vẻ ra mặt): Thế chú có phép tiên à? Mà thuốc ở đâu?

     Thành: Thuốc kháng sinh, tôi mua tại dịch vụ của HTX giúp anh chị.

     Ông Nhân (lao tới ôm lấy Thành)Ôi! Tôi cảm ơn chú! Chú đã cứu gia đình tôi vụ này…

     Bà Hoa (cảm động, quỳ xuống lạy)Dạ! Tôi xin chú nhận cho lạy này… (ông Nhân thấy bà Hoa quỳ lạy, ông cũng quỳ theo).

     Thành (chạy tới)Ấy chết! Anh chị đừng làm thế! Đứng dậy cả đi, việc đáng giúp thì phải giúp, “tình làng nghĩa xóm mà”.

     Bà Hoa (với con trai): Rớt vào lấy nước mời chú Thành (với chồng) Ông đã sáng mắt ra chưa? Tôi nói nên làm đơn vào HTX làm ăn kinh tế tập thể, có hội, có thuyền, ông có chịu nghe đâu?

     Ông Nhân (ngập ngừng): Ừ… thì… tôi đang tính….

     Rớt (hăng hái): Mời chú Thành uống nước! (với ông Nhân) Tính gì nữa Ba. Ba ra ngoài đồng tôm mà xem, ai cũng vui như tết, tôm được mùa, được giá. O Lài bán cũng được hơn 700 triệu, chú Tiến 4 hồ cũng được hơn 1 tỷ, rồi bác Gái, ông Quang cũng lãi to phải không chú?

     Thành: Đúng! Theo tôi, nếu anh chị quyết tâm nuôi tôm thì anh nên làm đơn vào HTX, trước hết là lợi về chi phí, tiết kiệm được nhân công từ khâu làm đất, vệ sinh ao hồ, mua con giống, thay vào việc cá nhân tự liện hệ, Ban quản trị sẽ làm thay cho cả trăm người đi tìm chọn giống tôm nơi có uy tín, cán bộ có kỹ thuật chịu trách nhiệm chọn giống khỏe, hợp với khí hậu thổ nhưỡng của mình đưa về bán lại cho bà con theo nhu cầu. Đến lúc bán, Ban quản trị liên hệ với doanh nghiệp thu mua, ký hợp đồng, đảm bảo chất lượng tôm an toàn, không có chất độc hại, vì vậy bà con không bị ép giá.

     Rớt: Con thấy quá hay ba ơi!

     Bà Hoa (sốt ruột): Ông nghĩ sao?

     Ông Nhân (im lặng, gật gù).

     Thành: Tôi thấy như anh đây, biết tôm bị bệnh nhưng không mua được thuốc kịp thời. Nếu là thành viên của HTX họ sẽ đến quầy dịch vụ của HTX mua thuốc, mua thức ăn cho tôm. Chưa có tiền HTX cho nợ đến vụ thu hoạch thanh toán lại cho HTX.

     Bà Hoa: Tôi thấy rất đúng!

     Rớt: Mô hình HTX kiểu mới rất hiệu quả, ai cũng hăng hái, làm nhiều hưởng nhiều, ai góp vốn nhiều thì lãi nhiều…

    Bà Hoa: Không như kiểu HTX trước đây, đánh kẻng ghi tên rồi hòa cả làng… ông nghĩ sao?

    Ông Nhân (ngập ngừng, nhạc tâm trạng, xáo xộn, bần thần một lúc rồi ông tiến đến Thành nói)Chú Thành này, tôi cũng có biết nhưng giờ làm đơn vào HTX cũng ngại với cán bộ, bà con. Có khi họ dị nghị, khi HTX làm ăn bí bết thì không sao, thấy mấy năm nay, Ban quản trị lãnh đạo HTX làm ăn khấn khá thì làm đơn xin vào, nghĩ thế mà ngại đó chú ạ!

    Thành: Anh đừng ngại, HTX theo mô hình này, lãnh đạo HTX phải hỗ trợ bà con làm ăn kinh tế tốt, có lợi nhuận, năm sau phải cao hơn năm trước. Anh cứ làm đơn, là thành viên của HTX thì góp vốn theo quy định tại Khoản 1 Điều 17 của Luật HTX năm 2012 và Điều lệ của HTX nuôi tôm “Đoàn kết” của chúng tôi và các khoản khác theo quy định của Điều lệ HTX. À tôi đã gửi cho anh tài liệu hướng dẫn Luật HTX năm 2012 và Điều lệ HTX nuôi tôm “Đoàn kết” để anh nghiên cứu rồi mà?

     Bà Hoa (đon đả): Rồi, cũng đọc nhưng ông ấy… (nhìn thấy ông trừng mắt rồi thôi).

     Rớt (hăng hái): Nếu ba cháu không vào HTX thì cháu xin ba cháu hồ tôm góp vốn làm ăn với HTX, được không chú?

     Thành (vui vẻ): Cháu thì chưa, năm nay chưa được 18 tuổi (đùa vui) chưa phải là người đại diện hợp pháp của pháp luật, cố mà học cho xong đó.

     Rớt: Tiếc quá chú, nếu là thành viên HTX còn được hỗ trợ, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, chả thế mà mấy năm lại đây bà con mình nắm rõ về khoa học kỹ thuật nuôi tôm, tránh rất nhiều rủi ro.

     Thành: Đúng! Nếu như cháu có tâm huyết với nuôi trồng thủy sản, có nguyện vọng xây dựng HTX, là con em thành viên của HTX sẽ hỗ trợ đào tạo miễn phí để nắm vững khoa học kỹ thuật về phục vụ quê hương theo Quyết định 2261 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ nguồn nhân lực cho HTX giai đoạn 2014 - 2020 nữa đó!

     Bà Hoa (vui vẻ): Đúng. Mình hội nhập quốc tế rồi, vô cái gì kép kép ô ô, rồi tê tê pờ pờ gì đó thì phải.

     Thành (cười)Dạ vê kép tê ô (WTO) và tê pê pê (TPP).

     Bà Hoa (xuề xòa)Ừ đúng rồi. Mà mình còn dễ dàng tiếp cận vốn vay của Nhà nước, hoặc tín dụng nội bộ của HTX. Nói đâu xa như bà Bông hồi đầu năm, muốn sửa lại cái nhà cho khang trang hơn, thiếu tiền đến làm giấy vay HTX, rất thuận tiện, lãi suất thấp, giờ vụ tôm này được mùa chắc trả xong cho HTX.

     Ông Nhân (nãy giờ ngồi thu lu một góc, giờ đứng lên)Chuyện HTX với bà Bông, làm gì bà biết kỹ thế?

     Bà Hoa (chống chế): Thì tôi nghe bà Bông kể chuyện thế!

     Rớt: Đúng đó ba.

     Ông Nhân (quát): Mày thì biết gì? Đi ra (Rớt hỏi hoảng vụt chạy đi). Chú Thành… tôi rõ thì rõ rồi, ưng thì ưng bụng nhưng….

     Bà Hoa: Lại nhưng. Ông còn nhưng gì, 10 năm thành lập HTX, mấy năm đầu làm ăn còn lúng túng, thua lỗ, 3, 4 năm lại đây kiện toàn tổ chức, cán bộ có trình độ khoa học kỹ thuật, tận lực, tận tâm với bà con, HTX còn ký hợp đồng với người lao động, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và…. Cứ y như cán bộ Nhà nước chứ ông tưởng à?

     Bà Hoa (tiếp): Mà đường làng được bê tông hóa, kiên cố kênh mương nội đồng là từ đồng tiền lợi nhuận của HTX đóng góp cùng sự hỗ trợ của Nhà nước, dân mình có góp đâu? Ông không thấy à?

    Ông Nhân (xỉa xói): Biết rồi! Thấy rồi! Tôi có mù đâu mà không thấy! Nhưng…

     Bà Hoa (sốt ruột): Biết, thấy mà nhưng cái gì? Chắc tôi sẽ đặt cho ông cái tên là Nhưng mới đúng!

     Thành (cười): Chị cứ để cho ông ấy nói.

     Ông Nhân (xa xăm): Tôi trước đây cũng là người của HTX, có làm mà miếng ăn nó đói kém, chán quá nên tôi bỏ. Tôi sợ cảnh cha chung không ai khóc… Thế tôi mới nhưng….

     Thành: Dạ không! Mô hình HTX kiểu mới bây giờ được xác định là đơn vị kinh tế tập thể - tự chủ - tự chịu trách nhiệm theo luật định, Nhà nước và các cấp chính quyền tạo mọi điều kiện tốt nhất, nhưng không bao biện, không làm thay như trước đây.

     Ông Nhân (dứt khoát): Thế là đúng!

     Thành: Cán bộ như chúng tôi được đại hội các thành viên lựa chọn, bầu ra người có năng lực, tâm huyết với mọi hoạt động của HTX.

     Bà Hoa: Tôi thấy bầu chọn các ông bà chủ nhiệm HTX lần này bà con mình rất sáng suốt!

     Thành: Ấy, bây giờ không gọi chủ nhiệm mà mô hình HTX mới hội đồng quản trị có chủ tịch hội đồng quản trị, giám đốc, phó giám đốc.

     Bà Hoa (cười): À… tôi chưa quen, chú thông cảm.

    Thành (tiếp)Hội đồng quản trị được thông tin minh bạch cho từng thành viên, thành viên có quyền kiến nghị, chất vấn hội đồng quản trị và chúng tôi có trách nhiệm giải trình.

     Ông Nhân: Đúng! Phải công khai, minh bạch (bỗng ông ngưng lại nói đùa). Này chú, sản phẩm chúng tôi làm ra chúng tôi hưởng cả, vốn nhiều hưởng nhiều, vốn ít hưởng ít. HTX lấy tiền đầu ra mà trả lương cho cán bộ, rồi tham gia các công trình phúc lợi, phục vụ cộng đồng.

     Thành: Đúng! HTX hỗ trợ cho bà con làm ăn có hiệu quả nhất. Thu những dịch vụ mà HTX cung ứng cho bà con như thức ăn, thuốc, cung cấp nước, điện và vốn điều lệ của HTX ngày một cao hơn. Đồng thời, sắp tới HTX sẽ giúp bà con mở rộng thị trường, ký kết với các doanh nghiệp tìm đầu ra sản phẩm cho bà con. Tạo nên thương hiệu uy tín và con tôm của HTX “Đoàn kết” sẽ vươn xa ra thị trường quốc tế, tạo nên chuỗi giá trị.

     Ông Nhân: Chú Thành này, bây giờ thì lòng tôi đã sáng, tôi xin làm đơn gia nhập HTX Đoàn kết.

     Bà Hoa (vui mừng, ôm chầm lấy ông Nhân): Ông, ông thế mới xứng đáng. Tôi sẽ đi gặp chị Hải tìm thêm vài chị em nữa thành lập HTX trồng nấm rơm, sản xuất miến dong, miến gạo đặc sản quê mình với tên gọi HTX “Vì ngày mai tươi sáng”.

     Âm nhạc rộn ràng, tươi sáng.

     Rớt (chạy vội vào, thở hổn hển, lại nói lắp)Ba ba ba ơi…

     Ông Nhân (đang vui, cũng đùa theo nói lắp): Ba ba ba đây…

     Rớt (hét lên)Tôm! Tôm mình…

     Ông Nhân (hoảng hốt): Tôm mình làm sao?

     Bà Hoa (lo lắng)Chết rồi hả con?

     Thành (lo lắng nghi ngờ, chạy đến Rớt)Tôm làm sao?

     Rớt: Tôm nhà mình sống rồi.

     (Người thở phào, vui, phấn chấn, như trút được gánh nặng).

     Rớt: Ba ơi! O Hương, tư thương trên thị trấn tới mua ra chợ bán…

     Ông Nhân: Hay quá! Bán! Bán ngay!

     Thành (kiên quyết)Khoan! Chưa bán được.

     Bà Hoa (dịu giọng): Phải bán, lỗ còn hơn…

     Thành: Giờ mà mình bán thì lỗ là đương nhiên, nhưng quan trọng hơn là tôm nhà mình mới sử dụng thuốc kháng sinh, nghĩa là thực phẩm không an toàn. Anh cố gắng nuôi thêm một thời gian, HTX sẽ hỗ trợ cho anh về kỹ thuật.

     Ông + Bà: Thế hả chú! Ôi cảm ơn! Tôi sẽ đi theo HTX mô hình mới.

     Rớt (tinh nghịch): Mô hình HTX nông thôn kiểu mới hoan hô!

     Ông Nhân: Kinh tế HTX dễ dàng tiếp cận vốn, khoa học kỹ thuật, đầu ra sản phẩm ổn định. Tại sao mình lại không vào HTX! Phải không bà con!

MÀN HẠ

 Liên hệ - Góp ý  Quay lại!

CÁC TIN KHÁC
NHẠC QUÊ HƯƠNG

LIÊN KẾT WEBSITE

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Copyright 2024 by HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT QUẢNG TRỊ