Theo ý kiến ​​của chúng tôi, một trong những nhà cái tốt nhất ở Brazil, và không chỉ ở Brazil. tiền thưởng của 1mostbetuz.com họ chắc chắn nằm trong số những người tốt nhất.
Gương mặt văn nghệ sĩ

Họa sĩ Thế Hà: Tôi vẽ tranh với tinh thần “đáp lại nhân dân bằng hội họa”


Ngày cập nhật: 19/12/2017 00:00:00

 NGUYỄN BỘI NHIÊN

 

Sông quê - THẾ HÀ (sơn dầu)

 

Sự vận động của ngôn ngữ - THẾ HÀ (sơn dầu)

 

Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây - THẾ HÀ (sơn dầu)

 

Vượt lũ, bức tranh sơn dầu 140 x 140cm giữ tôi lại với câu chuyện về mỹ thuật tạo hình của họa sĩ Thế Hà (Nguyễn Hữu Song) sáng nay trong căn phòng ngổn ngang những tranh, tượng tại nhà ông. Đáp lời tôi hỏi về phương pháp sáng tác trong lúc lật giở những trang sách ảnh của Hội Mỹ thuật Việt Nam và sách ảnh Mỹ thuật Quảng Trị, họa sĩ bảo: “Nghệ thuật khi đã thăng hoa thì không cần đến phương pháp nữa mà lúc đó nghệ sĩ có thể tùy chọn cách nào phù hợp để thể hiện ý tưởng của mình đến nơi đến chốn”. Từ đó, ông nói đến việc bất cứ họa sĩ nào cũng dành nhiều công phu học tập, trải nghiệm để làm chủ phương pháp tạo hình, xác lập phong cách hội họa của mình. Với ông, công phu ấy bắt đầu từ thuở là một cậu bé mười hai tuổi ở một làng quê của xã Vĩnh Kim, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.

Cũng như nhiều trẻ em biết vẽ trước khi biết chữ, cậu bé Nguyễn Hữu Song vẽ để biểu hiện ý muốn chủ quan và đã vẽ theo tưởng tượng của mình về phong cảnh làng quê  hoặc những con vật xung quanh bằng bút chì, giấy học trò. Rồi năng khiếu hội họa ấy cùng sở thích và điều kiện vẽ ấy đưa cậu bé Nguyễn Hữu Song vừa học xong lớp 4 trường làng đến với các cuộc thi vẽ dành cho lứa tuổi thiếu nhi ở đặc khu Vĩnh Linh và toàn miền Bắc, vào học khóa 2 của Trường Mỹ thuật Việt Nam với 43 sinh viên Bắc, Trung, Nam - trong đó có những người về sau trở thành họa sĩ tài năng như Nguyễn Thành Chương, Lê Trí Dũng, Đoàn Văn Nguyên… Bước ngoặt lớn xảy ra khi sinh viên Nguyễn Hữu Song chọn học khoa Sơn dầu, hệ Đại học ở Trường Mỹ thuật Việt Nam từ năm 1973 - 1977. Với bản tính của ông, chọn sơn dầu là một điều rất phù hợp bởi phong cách sơn dầu phóng khoáng với sự diễn tả vô cùng, có độ sâu vô cùng, khả năng diễn tả nhiều sắc độ, bức tranh lúc nào cũng mềm mại và có tính bền vững, gây hiệu quả thẩm mỹ bất ngờ. Cùng với thực tế của những năm tháng sống với nhân dân, cùng nhân dân chiến đấu và lao động, họa sĩ Thế Hà đã sử dụng sơn dầu làm chất liệu thực hiện trách nhiệm đem hội họa phụng sự nhân dân và làm đẹp cuộc sống của nhân dân với tinh thần của cả một thế hệ họa sĩ “nhận của nhân dân cơm áo, chúng ta đáp lại nhân dân bằng hội họa”. Bằng vốn sống của một người được sinh ra trong chiến tranh, sống trong cuộc chiến, đặc biệt là cuộc sống trên đất thép Vĩnh Linh và có nhiều người thân, bạn hữu mất mát trong chiến tranh, họa sĩ Thế Hà đã có những thành công trong thể hiện đề tài, hình ảnh chiến tranh cách mạng ngay cả trong thời kỳ hậu chiến, hòa bình về sau mà tiêu biểu là các bức tranh sơn dầu Đồng đội (1990), Huyền tích sinh tồn (2010), Di tích

Câu chuyện về tranh sơn dầu với họa sĩ Thế Hà dẫn tôi đến phút họa sĩ bộc lộ mục đích vẽ tranh để góp phần nâng cao trình độ nhận thức hội họa của nhân dân. Ông tâm đắc với câu nói, nghệ sĩ luôn đem nghệ thuật phục vụ một đạo và cái đạo của chúng ta là đạo làm người của nhân dân. Bởi vậy, trong thời kỳ mở cửa, ông không vẽ theo sự “vẫy gọi” của thị trường hoặc các mốt tạo hình thời thượng mà vẫn duy trì cá tính sáng tác trên cơ sở gắn bó với cuộc sống và không tách rời thế hệ của chính mình. Do đó, ông vẽ tranh theo tinh thần của thời kỳ mới dựa trên nguồn mạch văn hóa mỹ thuật truyền thống, dù là với trường phái trừu tượng hay trường phái ấn tượng, tranh sơn dầu của ông vẫn hướng về con người lao động trong trạng thái mới mẻ của cuộc sống. Ông tin rằng, như vậy hội họa sẽ bắt rễ sâu vào đời sống tình cảm của con người, họa sĩ “vẽ cái đẹp ở dưới đất xung quanh chúng ta” và tiếp tục được biết tới và tôn trọng trong mắt người yêu nghệ thuật với những bức tranh phản ánh những thông điệp của quá khứ và hiện tại theo phong cách cá nhân của mình. Tôi hiểu điều đó khi được ông dẫn dắt đến “sự liên tưởng xâu chuỗi giữa những cảm giác về ánh sáng, màu sắc, đường nét, nhịp điệu tạo hình” trong những bức tranh Đất lửa, Mở đất, Phố phường một thuở, Con hẻm, Làng thanh niên lập nghiệp, Người Vân Kiều - Pa Cô mang họ Hồ của Bác, Ước mơ xanh… từng tham gia triển lãm Mỹ thuật toàn quốc 2005 - 2009, triển lãm tranh Sơn dầu Việt Nam năm 2008, triển lãm các tác phẩm mỹ thuật - nhiếp ảnh “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ  Chí Minh” và kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, được giải thưởng của Hội Mỹ thuật Việt Nam, giải thưởng Mỹ thuật khu vực Bắc miền Trung… Đây là những bức tranh sơn dầu có hình hài và màu sắc riêng biệt của mảnh đất và con người Quảng Trị trong máu lửa, đổ nát thời chiến tranh và ở hiện tại hồi sinh, vươn dậy đã được một họa sĩ với ý thức làm hội họa để “băng bó những con người và chân trời thương tích” như ông nhận thức bằng thị giác, thính giác và biểu hiện bằng những xung động, những tình cảm và nhiều tâm trạng.

Ấn tượng, trừu tượng, hiện thực đều là ngôn ngữ tạo hình được họa sĩ Thế Hà sử dụng để biểu đạt quan niệm nghệ thuật, tư tưởng thẩm mỹ của mình với bút pháp ngày càng già dặn. Là hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam, Phân hội trưởng Phân hội Mỹ thuật của Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị từ ngày tỉnh nhà lập lại vào năm 1989 đến năm 2012, điều quan trọng đối với ông trong lao động nghệ thuật là tìm lại cội nguồn độc đáo của nền văn hóa đã sinh ra mình cũng như tìm lại được tinh thần của mình bằng chính con đường của mình. Đồng thời, ông cũng nhận thức sâu sắc về vai trò độc lập, vai trò trí thức của họa sĩ trong việc góp phần xây dựng và nâng cao văn hóa thị giác, cổ vũ tình yêu cuộc sống, tình yêu con người và xứ sở. Vậy nên, trong tranh sơn dầu của ông có màu sắc, hình khối, đường nét diễn tả sự gồ ghề của Quảng Trị trong chiến tranh (Đất lửa, Di tích); sự yên lành, đằm thắm, gần gụi, thân thiết, sôi động của cuộc sống thái hòa đang không ngừng tươi xanh hơn, nảy nở hơn (Làng thanh niên lập nghiệp); sự yêu quý và ý thức bảo vệ con người trong những tình huống khẩn cấp, nguy hiểm như chiến tranh và thiên tai (Trong cơn lũ). Tranh sơn dầu của ông cũng cho thấy những suy cảm về cuộc sống tốt đẹp hơn, hoàn thiện hơn (Hóa trang) mà cái tinh túy trong tranh chạm tới được sự thụ cảm của người xem đang hy vọng và chờ đợi ở tranh sự mở rộng và nâng cao tầm nhìn văn hóa thị giác.

Cầm cọ vẽ từ năm 1961, họa sĩ Thế Hà đã và đang sáng tác trong sự gắn bó với hiện thực của thời đại và những hoài niệm của mình, đều đặn có tác phẩm tham gia nhiều triển lãm mỹ thuật ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, triển lãm mỹ thuật khu vực và toàn quốc. Vẽ tranh về cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do và cuộc sống hòa bình, sự đổi mới toàn diện và mạnh mẽ của đất nước, bao giờ ông cũng hướng tới việc giúp người xem có nhận thức cao hơn trong chủ đề, màu sắc, bố cục của hội họa để nâng cao tính thẩm mỹ. Bằng trách nhiệm công dân, trách nhiệm nghệ sĩ của mình, ông mang đến đời sống hội họa nhiều bức tranh sơn dầu ký thác những thông điệp hướng con người đến cái thiện. Niềm vui và hứng thú sáng tác của ông bắt nguồn từ đó, thôi thúc tâm hồn ông tích hợp mọi cảm xúc và vẽ nên các sắc điệu của ý, tình trên tranh sơn dầu vẫn thường có sự xáo động của những nét cọ không ngừng làm nên những thành quả mỹ thuật vô cùng đẹp đẽ là niềm vui, niềm hạnh phúc của con người trong thưởng thức cái Đẹp.

 Liên hệ - Góp ý  Quay lại!

CÁC TIN KHÁC
NHẠC QUÊ HƯƠNG

LIÊN KẾT WEBSITE

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Copyright 2024 by HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT QUẢNG TRỊ