Theo ý kiến ​​của chúng tôi, một trong những nhà cái tốt nhất ở Brazil, và không chỉ ở Brazil. tiền thưởng của 1mostbetuz.com họ chắc chắn nằm trong số những người tốt nhất.
Sáng tác->Mỹ thuật

Khai thác đề tài miền núi trong sáng tác mỹ thuật


Ngày cập nhật: 26/03/2016 00:00:00

 LÊ CẢNH OÁNH 

 

       Trong công cuộc đổi mới và phát triển của đất nước, bộ mặt miền núi và cuộc sống của đồng bào các dân tộc thiểu số đã và đang có bước phát triển mới về mọi mặt. Và trong đó, hoạt động mỹ thuật cũng đã góp phần quan trọng để xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

 

Mùa lễ hội - Tranh Acrylic của LÊ CẢNH OÁNH

 

       Như chúng ta đã biết trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp  và đế quốc Mỹ xâm lược, nhiều họa sĩ đã lên chiến khu Việt Bắc, núi rừng Tây Nguyên, đường Trường Sơn… tìm và xây dựng nhiều tác phẩm về đề tài miền núi thể hiện tình quân dân với đồng bào dân tộc thiểu số cũng như ghi lại cảnh núi rừng hùng vĩ. Chính vì thế, họ đã để lại nhiều tác phẩm như: Nghỉ chân bên đồi - tranh sơn mài của Tô Ngọc Vân, Nhớ một chiều Tây Bắc -  tranh sơn mài của Phan Kế An, Tổ đổi công miền núi - tranh sơn mài của Hoàng Tích Chù, Làng ven núi - tranh lụa của Nguyễn Thụ Các họa sĩ đã khai thác nhiều đề tài, nhiều chất liệu để thể hiện cảm xúc, tình cảm của mình đối với đồng bào các dân tộc đang sinh sống ở vùng cao, đang nỗ lực góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước. Các tác phẩm của các họa sĩ không những nổi tiếng ở trong nước mà còn ở nước ngoài.

 

Lắc lư - Tranh sơn dầu của LÊ CẢNH OÁNH

 

       Trải dài từ Bắc đên Nam, đất nước ta to đẹp bởi những cảnh núi rừng hùng vĩ, bao la và có 54 dân tộc anh em đang sinh sống, mỗi dân tộc mang một nét văn hóa độc đáo riêng. Từ đó tạo cho các họa sĩ xây dựng những đề tài phong phú trong tác phẩm của mình. Trong sự phát triển của nền văn nghệ Việt Nam, đề tài dân tộc miền núi đã lôi cuốn nhiều văn nghệ sĩ người Kinh cũng như người dân tộc thiểu số qua các thời kỳ, với các tác phẩm văn học nổi tiếng của Tô Hoài, Thu Bồn, Nguyễn Khoa Ðiềm... , với nhiều tác phẩm âm nhạc giàu sức truyền cảm ca ngợi quê hương, con người miền núi trong chiến đấu và xây dựng quê hương của Ðỗ Nhuận, Trần Hoàn, Phạm Tuyên, Bùi Ðức Hạnh, Văn Ký, Nguyễn Cường, Trần Tiến... , rồi các tác phẩm mỹ thuật của Tô Ngọc Vân, Nguyễn Thụ, Nguyễn Sáng, Đỗ Đức... Một số văn nghệ sĩ người dân tộc thiểu số nhưSiu Black, Y Moan, Linh Nga Niêk Dam, Rơ Chăm Phiang, K'raZan Ðick, K'ra Zan Plin, Xu Man, MLô Kai, Hồ Uông... đó là những tên tuổi trưởng thành cùng sự phát triển của văn học - nghệ thuật của đất nước, họ đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển chung được công chúng hâm mộ.

       Trong sự phát triển của mỹ thuật đương đại, xây dựng đề tài miền núi là một vấn đề rất quan trọng, đòi hỏi người họa sĩ phải đi thực tế, từ đó mới khai thác các giá trị văn hóa thông qua việc sưu tầm, nghiên cứu phong tục tập quán, trang phục lễ hội, sinh hoạt cộng đồng, lao động sản xuất, bảo vệ đất nước, đời sống dân tộc ở vùng Tây Bắc, địa đầu Tổ quốc, dọc dãy Trường Sơn miền Trung và cả vùng đất Tây Nguyên đại ngàn, đòi hỏi các họa sĩ phải dành nhiều thời gian cùng gắn bó với bà con để thấy được Cái Đẹp chân chất, bình dị, thô mộc của con người miền núi và trái tim luôn rung động trước Cái Đẹp của phong cảnh núi rừng hùng vĩ. Từ đó, các họa sĩ xây dựng đề tài thỏa sức sáng tạo về đường nét, màu sắc… trong tác phẩm của mình. Về đề tài, từ chỗ tập trung cho nhiệm vụ tuyên truyền cách mạng, ca ngợi quê hương, đất nước, con người mới thì hiện nay, biên độ sáng tác đã mở rộng hơn. Các tác phẩm mỹ thuật đã từng bước bắt nhịp vào đời sống của đất nước, ca ngợi cái mới, cái đẹp, đồng thời cũng phê phán cái xấu, cái lạc hậu, cái ác. Cổ vũ động viên, đi sâu vào khai thác thân phận con người vùng dân tộc miền núi.

        Miền núi và cuộc sống của đồng bào các dân tộc ở đó là “mảnh đất” chứa đựng nhiều tiềm năng cho công việc sáng tạo. Ðó là sự phong phú về các giá trị văn hóa, là địa bàn đã trở thành căn cứ của cách mạng như: Việt Bắc, Tây Bắc, Miền Trung - Tây Nguyên, gần gũi chúng ta nhất là miền Tây Quảng Trị, nơi có đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Cô đang sinh sống... Ðó là những nơi mà các dân tộc cùng chung sống lâu đời. Ngày nay, miền núi đang là nơi chứng kiến sự chuyển mình, khởi sắc của đất nước trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Những thế mạnh này cần được các văn nghệ sĩ khai thác và thử sức trong sáng tạo, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, khai thác, bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống. Đội ngũ văn nghệ sĩ cần được động viên, khích lệ để từ đó ra mắt nhiều tác phẩm được trưng bày trong các cuộc triển lãm nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần của nhân dân; khơi dậy và nuôi dưỡng tình cảm, khát vọng sáng tạo của các họa sĩ cũng như các giáo viên đang giảng dạy bộ môn mỹ thuật, đem mỹ thuật tô điểm cho cuộc đời, xây đắp và vun bồi các giá trị Chân, Thiện, Mỹ.

 Liên hệ - Góp ý  Quay lại!

CÁC TIN KHÁC
Tác phẩm: Dòng sông hoa đỏ của hoạ sĩ Trương Minh Dự (7/9/2022)
Tác phẩm mỹ thuật tham dự xét giải thưởng Văn học Nghệ thuật Quảng Trị năm 2021 (7/9/2021)
Tác phẩm Mỹ thuật tham dự Trại sáng tác Văn học Nghệ thuật chủ đề Công an Nhân dân 2021 (30/8/2021)
Chung tay hoàn thành bức tranh tường tại đảo Cồn Cỏ (1/5/2019)
Nghệ thuật đồ họa trong xu thế hội nhập (24/9/2018)
Cuộc trở về làm nên điều kỳ diệu trong nghệ thuật (23/8/2018)
Tranh về địa đạo Vịnh Mốc (10/4/2017)
Bản sắc văn hóa dân tộc trong đời sống mỹ thuật và quá trình hội nhập hiện nay (9/9/2016)
Các tác phẩm đạt giải Triển lãm Mỹ thuật Khu vực Bắc miền Trung lần thứ XXI năm 2016 tại Quảng Trị (25/8/2016)
NHẠC QUÊ HƯƠNG

LIÊN KẾT WEBSITE

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Copyright 2024 by HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT QUẢNG TRỊ