Theo ý kiến ​​của chúng tôi, một trong những nhà cái tốt nhất ở Brazil, và không chỉ ở Brazil. tiền thưởng của 1mostbetuz.com họ chắc chắn nằm trong số những người tốt nhất.
Tin trong tỉnh

Phát huy giá trị "Đề cương về văn hóa Việt Nam"


Ngày cập nhật: 24/07/2023 00:00:00

Toàn cảnh Hội thảo

Từ giá trị lý luận của bản Đề cương

Đề dẫn Hội thảo đã nhấn mạnh: Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã hun đúc, hình thành nên một nền văn hóa Việt Nam giàu bản sắc, đậm truyền thống, thể hiện nổi bật phẩm chất, lương tri, trí tuệ, bản lĩnh và khí phách của con người Việt Nam. Nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò, ý nghĩa của văn hoá trong sự phát triển của đất nước, dân tộc, ngay từ trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên năm 1930, Đảng ta đã đề cập đến vấn đề phải phát triển văn hoá của dân tộc. Tháng 2/1943, khi nước nhà còn chưa giành được độc lập, Đảng Cộng sản Việt Nam đã thông qua bản Đề cương về văn hóa Việt Nam - một văn kiện quan trọng do Tổng Bí thư Trường Chinh chấp bút soạn thảo. Cùng với lập trường, lý luận khoa học mác-xít mới mẻ về văn hóa, bản Đề cương còn là sự kế thừa và bổ sung hết sức quan trọng tư tưởng Hồ Chí Minh, Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt (tháng 2/1930), những chủ trương, đường lối và sự tổng kết thực tiễn lãnh đạo trong lĩnh vực văn hóa của Đảng ta qua các cao trào đấu tranh cách mạng kể từ sau khi thành lập.

 

Phó Trưởng Ban Tuyên giáo TU Nguyễn Quốc Khánh trình bày đề dẫn Hội thảo

Phó Trưởng Ban Tuyên giáo TU Nguyễn Quốc Khánh trình bày đề dẫn Hội thảo

 

Đề cương khẳng định: “Mặt trận văn hoá là một trong ba mặt trận (kinh tế, chính trị, văn hoá) ở đó người cộng sản phải hoạt động. Không phải chỉ làm cách mạng chính trị mà còn phải làm cách mạng văn hoá nữa”. Dựa trên quan điểm mácxít, Đề cương nêu 03 nguyên tắc lớn trong cuộc vận động xây dựng nền văn hóa Việt Nam: dân tộc hóa (chống mọi ảnh hưởng nô dịch và thuộc địa khiến cho vǎn hóa Việt Nam phát triển độc lập), đại chúng hóa (chống mọi chủ trương hành động làm cho vǎn hóa phản lại đông đảo quần chúng hoặc xa đông đảo quần chúng) và khoa học hóa (chống lại tất cả những cái gì làm cho vǎn hóa trái khoa học, phản tiến bộ). Ba nguyên tắc trên luôn thống nhất biện chứng không thể tách rời, phản ánh đúng thực trạng và nhu cầu bức thiết của cuộc vận động văn hóa Việt Nam lúc bấy giờ. 

Ra đời trong thời điểm có tính chất bước ngoặt của lịch sử, Đề cương đã khơi dậy tinh thần yêu nước, thổi bùng lên ngọn lửa quyết tâm của toàn thể dân tộc Việt Nam theo lời hiệu triệu của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”“đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”, vùng đứng lên, đập tan xiềng xích nô lệ, làm nên thắng lợi huy hoàng của cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa - Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á. Đi qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ, vĩ đại của dân tộc và qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới, Đề cương về văn hóa Việt Nam vẫn tiếp tục toả sáng, vẹn nguyên giá trị để khơi dậy tinh thần yêu nước, ý chí quyết tâm của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta.

 

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Đăng Quang phát biểu chỉ đạo Hội nghị

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Đăng Quang phát biểu chỉ đạo Hội nghị

 

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Đăng Quang - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND đã ôn lại giai đoạn lịch sử đầy khó khăn của dân tộc đầu thập niên bốn mươi của thế kỷ XX, khi ấy bản Đề cương về văn hóa Việt Nam ra đời, dù ngắn gọn súc tích nhưng đã mở ra những định hướng lớn, góp phần làm nên Cách mạng tháng Tám 1945 thành công rực rỡ. Hơn 80 năm qua, mang sứ mệnh khơi thông mạch nguồn sức mạnh, khát vọng chấn hưng và phát triển nền văn hóa Việt Nam,nội dung của Đề cương về văn hóa Việt Nam đã thấm sâu vào các chủ trương, đường lối lãnh đạo của Đảng trên mỗi bước đi và trong suốt tiến trình cách mạng.

Đến thực tiễn nền văn hóa, văn học nghệ thuật

Đặc biệt, có thể nói Đề cương về Văn hóa Việt Nam là cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng về văn hoá, soi đường cho văn học, nghệ thuật. Sau chiến thắng thu - đông 1947, Trung ương tổ chức Hội nghị Văn hóa toàn quốc vào tháng 7/1948 tại Đào Dã, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ. Kết quả của Hội nghị Văn hóa toàn quốc tháng 7/1948 tạo tiền đề về nhận thức tư tưởng, chính trị để thành lập một tổ chức mới làm nòng cốt cho mặt trận văn hóa kháng chiến. Với chủ trương đó, trong ba ngày 25, 26, 27 tháng 7 năm 1948 tại làng Dọc Phát, xã Yên Kỳ, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ, Hội nghị Văn nghệ toàn quốc lần thứ nhất được tổ chức với sự có mặt của trên 80 đại biểu trong cả nước. Hội nghị quyết định thành lập Hội Văn nghệ Việt Nam (tiền thân của Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam ngày nay) thông qua Điều lệ Hội và bầu cơ quan lãnh đạo gồm 17 người, đại diện cho phong trào văn nghệ kháng chiến cả nước, do nhà văn Nguyễn Tuân là Tổng thư ký, nhà thơ Tố Hữu là Phó Tổng thư ký. Với các quyết định lịch sử, Hội nghị Văn nghệ toàn quốc lần thứ nhất được xem như một Đại hội và ngày 25/7 hàng năm trở thành Ngày truyền thống của Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam.

 

Nhà thơ Nguyễn Văn Dùng - Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh đã trình bày khái quát về 75 năm văn học, nghệ thuật Quảng Trị đồng hành cùng quê hương, đất nước.

Nhà thơ Nguyễn Văn Dùng - Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh đã trình bày khái quát về 75 năm văn học, nghệ thuật Quảng Trị đồng hành cùng quê hương, đất nước.

 

Đồng hành trên dặm dài lịch sử 75 năm qua, văn học, nghệ thuật của cả nước, văn học nghệ thuật (VHNT) Quảng Trị đã đánh dấu những mốc son chói sáng góp phần làm nên diện mạo một vùng đất trải qua chiến tranh khốc liệt nhưng rất đỗi tự hào. Chặng đường 75 năm, với các tên gọi và các phương thức tổ chức, hoạt động khác nhau, Hội VHNT Quảng Trị được thành lập và lớn mạnh theo thời gian. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, nhóm văn nghệ Nguồn Hàn đã tạo dựng và quy tụ những tên tuổi như Chế Lan Viên, Hồng Chương, Vĩnh Mai, Dương Tường... khai mở dòng văn nghệ mới. Họ không chỉ khơi nguồn sáng tạo mãnh liệt phục vụ kháng chiến, phục vụ cách mạng mà còn thu hút, vẫy gọi những cây bút mới tham gia tích cực vào cuộc chiến đánh đuổi giặc thù. Lớp văn nghệ sĩ chủ chốt này thực sự là ngọn đuốc truyền kỳ tiếp  lửa cho đội ngũ hùng hậu trưởng thành trong chống Mỹ, cứu nước. Chính tọa độ lửa luôn khét mùi thuốc súng của tuyến đầu Quảng Trị đã in đậm dấu ấn trên những trang viết vừa khốc liệt vừa hào sảng, vừa đau đớn vừa khỏe khắn trước cái giá máu xương để đổi lấy độc lập tự do.

75 năm đồng hành với sự phát triển của đất nước, quê hương, đồng hành với văn học, nghệ thuật cách mạng Việt Nam, Văn học, nghệ thuật Quảng Trị đã có bước phát triển mới đạt được nhiều thành tựu trên các phương diện sáng tác văn học, lý luận, phê bình, trình diễn, mỹ thuật, nhiếp ảnh, âm nhạc, kiến trúc và quảng bá tác phẩm hết sức sinh động. Đội ngũ văn nghệ sĩ Quảng Trị  ngày càng lớn mạnh và trưởng thành, từ chỗ vỏn vẹn chưa đến chục người thời chống Pháp, đến năm 2023 đã có 243 hội viên, trong đó có 79 hội viên các chuyên ngành Trung ương. Bên cạnh những cái tên nổi tiếng cả nước và quốc tế biết đến trước đây như: Nhà thơ Chế Lan Viên, nghệ sĩ Nhân dân Châu Loan, nhạc sĩ Trần Hoàn, nghệ sĩ Ưu tú Tân Nhân… thì VHNT tỉnh nhà xuất hiện nhiều tên tuổi rất tài năng được cả nước yêu mến.

 

Cần tiếp thêm "lửa" để nghệ sĩ yêu nghề

Bên cạnh khẳng định những kết quả đạt được, Hội thảo cũng đã thẳng thắn chỉ ra một số khó khăn, thách thức trong công tác văn hóa, văn nghệ hiện nay của tỉnh đó là: Việc quán triệt và thực hiện đường lối, quan điểm của Đảng về phát triển văn hóa và con người có lúc, có nơi chưa đạt yêu cầu đề ra và còn thiếu khoa học, đồng bộ. Cơ chế phối hợp giữa các ban, ngành, cơ quan các cấp chưa chặt chẽ. Môi trường văn hóa có lúc, có nơi chưa lành mạnh, có mặt xuống cấp. Công tác bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, nhất là các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể các dân tộc thiểu số chưa được quan tâm đúng mức. Đầu tư cho văn hoá, VHNT chưa tương xứng với yêu cầu: Đặt văn hóa ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội như tinh thần Nghị quyết số 33-NQ/TW và Kết luận của Hội nghị Văn hóa toàn quốc tháng 11/2021.

Tại Hội thảo, từ phía các văn nghệ sĩ đã có những ý kiến tâm huyết như: cần có những cơ chế quan tâm hỗ trợ để đào tạo đội ngũ kế cận cho văn nghệ sĩ, đặc biệt là người trẻ; quan tâm hơn đến đời sống văn hóa cơ sở…

 

NSƯT Minh Tuấn cho rằng: đời sống anh em văn nghệ sĩ chuyên nghiệp còn khó khăn, nên rất khó để thu hút anh em bên ngoài vào chuyên nghiệp. Vì vậy cần có những chế độ đãi ngộ, để tiếp thêm "lửa" yêu nghề cho các văn nghệ sĩ yên tâm sáng tác, biểu diễn.

NSƯT Minh Tuấn cho rằng: đời sống anh em văn nghệ sĩ chuyên nghiệp còn khó khăn, nên rất khó để thu hút anh em bên ngoài vào chuyên nghiệp. Vì vậy cần có những chế độ đãi ngộ, để tiếp thêm "lửa" yêu nghề cho các văn nghệ sĩ yên tâm sáng tác, biểu diễn.

 

Các tham luận của các cơ ban ngành, địa phương đã đánh giá khái quát giá trị lý luận và thực tiễn của Đề cương về văn hóa Việt Nam; việc kế thừa và phát huy tinh thần của đề cương qua các văn kiện của đảng trong 80 năm qua; những kết quả đạt được, hạn chế, khó khăn, vướng mắc mà Quảng Trị đã và đang gặp phải. Phân tích, đánh giá thực trạng công tác lãnh đạo, quản lý văn hóa văn nghệ và của địa phương hiện nay. Trao đổi những kinh nghiệm, đề ra những giải pháp thiết thực để phát huy vai trò của các cơ quan quản lý văn hóa, đội ngũ cán bộ tuyên giáo, cán bộ phụ trách văn hóa, các văn nghệ sĩ tỉnh nhà nhằm xây dựng văn hóa, con người Quảng Trị đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của thời đại mới.

 

Đồng chí Hồ Đại Nam - UVBTV, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy kết luận Hội thảo

Đồng chí Hồ Đại Nam - UVBTV, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy kết luận Hội thảo

 

"Sau một buổi làm việc, với tinh thần khoa học, khách quan và trách nhiệm, Hội thảo Phát huy giá trị Đề cương về văn hóa Việt Namđã hoàn thành nội dung, yêu cầu đề ra" - Đồng chí Hồ Đại Nam - UVBTV, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã kết luận hội thảo.Những bài học sâu sắc sau 80 năm ra đời Đề cương về văn hóa Việt Nam sẽ là cơ sở, niềm tin và động lực cho chúng ta tiếp tục phát huy sức mạnh “mềm” của văn hóa và con người Quảng Trị, đưa Quảng Trị ngày càng phát triển, đi lên.

Pv-Danh

 

 Liên hệ - Góp ý  Quay lại!

CÁC TIN KHÁC
LIÊN HOAN ẢNH NGHỆ THUẬT BẮC TRUNG BỘ LẦN THỨ 29 NĂM 2023 DO TỈNH QUẢNG TRỊ ĐĂNG CAI TỔ CHỨC RẤT THÀNH CÔNG (25/8/2023)
Viếng và tưởng nhớ nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường tại Huế (1/8/2023)
HỘI THẢO CHỦ ĐỀ: PHÁT HUY GIÁ TRỊ “ ĐỀ CƯƠNG VỀ VĂN HOÁ VIỆT NAM” VÀ KỶ NIỆM 75 NĂM THÀNH LẬP LIÊN HIỆP CÁC HỘI VHNT VIỆT NAM 25/7 (1948 - 2023) (26/7/2023)
Phát huy giá trị "Đề cương về văn hóa Việt Nam" (24/7/2023)
Thể lệ Cuộc thi sáng tác ca khúc Quảng Trị chủ đề "Quản gTrị - niềm tin và khát vọng" năm 2023 (31/5/2023)
TỔ CHỨC CÁC HỌAT ĐỘNG KỶ NIỆM, CÁC NGÀY LỄ, SỰ KIỆN LỚN NĂM 2023 (27/4/2023)
Thể lệ cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) và khẩu hiệu (slogan) Du lịch tỉnh Quảng Trị - lần thứ 2 (15/3/2023)
Tổng kết và trao giải cuộc thi sáng tác tác phẩm Văn học Nghệ thuật chủ đề “Quảng Trị - 50 năm xây dựng, đổi mới và phát triển” (1972 - 2022) (28/4/2022)
Bế mạc trại sáng tác nhiếp ảnh “Đakrông trên hành trình hội nhập và phát triển” (24/12/2021)
NHẠC QUÊ HƯƠNG

LIÊN KẾT WEBSITE

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Copyright 2024 by HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT QUẢNG TRỊ