Theo ý kiến ​​của chúng tôi, một trong những nhà cái tốt nhất ở Brazil, và không chỉ ở Brazil. tiền thưởng của 1mostbetuz.com họ chắc chắn nằm trong số những người tốt nhất.
Tin hoạt động hội

Khởi công xây dựng Nhà lưu niệm nhà thơ Chế Lan Viên


Ngày cập nhật: 02/03/2019 00:00:00

Ngày 01/3/2019, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị phối hợp với UBND huyện Cam Lộ tổ chức Lễ khởi công xây dựng Nhà lưu niệm nhà thơ Chế Lan Viên tại làng An Xuân, xã Cam An, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. Dự lễ khởi công có đồng chí Nguyễn Đức Chính, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, đồng chí Nguyến Đức Dũng, UVTVTU, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND  tỉnh, đồng chí Nguyễn Đăng Quang, UVTVTU, Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh, đồng chí Hoàng Đức Thắng, UVTVTU, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và các đồng chí đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh, các đồng chí trong Ban Chấp hành Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh, các Phân hội trưởng các Phân hội trực thuộc Hội, các đồng chí lãnh đạo huyện Cam Lộ, xã Cam An, ông Phan Lai Triều, con trai trưởng của nhà thơ Chế Lan Viên, đại diện gia đình nhà thơ Chế Lan Viên, đại diện Ban Giám hiệu Trường THPT Chế Lan Viên, đại diện thôn An Xuân, làng An Xuân, tộc họ Phan thôn An Xuân, họ Phan Việt Nam tại Quảng Trị, đại diện các doanh nghiệp và các phóng viên báo chí Trung ương, địa phương đến dự và đự tin.

Toàn cảnh Lễ khởi công xây dựng Nhà lưu niệm nhà thơ Chế Lan Viên

 

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh, các sở, ngành, huyện Cam Lộ, xã Cam An và đại diện gia đình nhà thơ Chế Lan Viên động thổ xây dựng Nhà lưu niệm nhà thơ Chế Lan Viên

 

Tại buổi lễ, đồng chí Nguyễn Hoàn, Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh, Chủ đầu tư dự án công trình Nhà lưu niệm nhà thơ Chế Lan Viên phát biểu về mục đích, ý nghĩa của việc xây dựng công trình, về quá trình chuẩn bị xây dựng công trình. Chế Lan Viên tên thật là Phan Ngọc Hoan, sinh năm 1920, quê xã Cam An, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, là nhà thơ lớn của văn học Việt Nam hiện đại. Ông lớn lên và đi học ở Quy Nhơn, đỗ bằng thành chung (THCS hiện nay) thì thôi học, đi dạy tư kiếm sống. Ông bắt đầu làm thơ từ năm 12, 13 tuổi. Năm 17 tuổi, với bút danh Chế Lan Viên, ông xuất bản tập thơ đầu tay nổi tiếng “Điêu tàn”. Năm 1939, ông ra học tại Hà Nội. Sau đó, ông vào Sài Gòn làm báo rồi ra Thanh Hóa dạy học. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, ông làm báo Quyết thắng của Việt Minh Trung Bộ. Năm 1949, Chế Lan Viên được kết nạp vào Ðảng. Năm 1954, Chế Lan Viên tập kết ra Bắc làm biên tập viên báo Văn học. Từ năm 1956 đến năm 1958, ông công tác ở Phòng Văn nghệ, Ban Tuyên huấn Trung ương, đến cuối năm 1958 trở lại làm biên tập tuần báo Văn học (sau là báo Văn nghệ). Từ năm 1963, ông là Ủy viên Thường vụ Hội Nhà văn Việt Nam, Ủy viên Ban Thư ký Hội Nhà văn Việt Nam; đại biểu Quốc hội các khóa IV, V, VI, VII, Ủy viên Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội; tham gia các hoạt động đối ngoại trên các diễn đàn văn học quốc tế ở Liên Xô (cũ), Pháp, Nam Tư, Ấn Độ, Tây Âu... Ông đã để lại một sự nghiệp văn học sáng giá, với nhiều tác phẩm có giá trị đặc sắc. 

Để tôn vinh những công lao, đóng góp của Chế Lan Viên đối với văn học Việt Nam hiện đại, đối với việc xây dựng nền văn hóa dân tộc, đối với quê hương, đất nước, tỉnh Quảng Trị đã đặt tên đường Chế Lan Viên, trường học mang tên Chế Lan Viên, ban hành Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Chế Lan Viên. Cùng với các công trình, các hoạt động tôn vinh đó, việc xây dựng Nhà lưu niệm nhà thơ Chế Lan Viên ở Quảng Trị nhằm đáp ứng tâm nguyện của các văn nghệ sĩ, những người yêu văn học, cán bộ và nhân dân, ý nguyện của gia đình nhà thơ Chế Lan Viên và tộc họ Phan ở làng An Xuân. Công trình được khởi công xây dựng trên khuôn viên 1.775 m2 tại làng An Xuân, xã Cam An, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. Nhà lưu niệm kiến trúc theo lối nhà rường, giả gỗ gồm: khu nhà 3 gian 2 chái (gian giữa là gian thờ và nghi thức; còn lại 2 gian: 1 gian trưng bày các tác phẩm, hiện vật của nhà thơ Chế Lan Viên, 1 gian trưng bày các tác phẩm nghiên cứu, phê bình­­­ viết về Chế Lan Viên) diện tích 110 m2, phía trước có tiền đình (vỏ cua) diện tích khoảng 67m2 đủ để 60-80 người ngồi; ngoài ra còn có các hạng mục phụ trợ khác như sân để tổ chức lễ hội, lối đi, vườn nhà, ghế đá, phiến đá khắc thơ Chế Lan Viên, khắc các lời bình luận thơ ông; các hạng mục khác như: cây xanh, cây cảnh, rãnh cấp thoát nước, nhà vệ sinh. Tổng mức đầu tư cho dự án là: 3.634 triệu đồng (ngân sách hỗ trợ 50/%, xã hội hoá 50%).

Phát biểu tại buổi lễ, ông Phan Lai Triều, con trai trưởng nhà thơ Chế Lan Viên đã bày tỏ niềm xúc động, cám ơn lãnh đạo tỉnh, các sở, ngành của tỉnh và Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh đã quan tâm bảo tồn, khai thác, phát huy giá trị di sản văn học của Chế Lan Viên, quan tâm đầu tư xây dựng Nhà lưu niệm nhà thơ Chế Lan Viên.

Nhà lưu niệm nhà thơ Chế Lan Viên được xây dựng là nơi tôn vinh tài năng và những đóng góp to lớn của nhà thơ cho nền văn hóa Việt Nam hiện đại, là địa chỉ văn hóa, giáo dục truyền thống, nơi học tập ngoại khóa của học sinh, nơi tổ chức các hoạt động ngày thơ, bình thơ, là điểm tham quan du lịch về văn hóa...

                               Tin: CAO VĂN TỈNH - Ảnh: TRỊNH HOÀNG TÂN

 Liên hệ - Góp ý  Quay lại!

CÁC TIN KHÁC
Tiếp tục xây dựng đội ngũ nghệ sĩ đoàn kết, nhiệt huyết, tâm huyết và sáng tạo để có nhiều tác phẩm chất lượng phục vụ Nhân dân (17/3/2024)
Gặp mặt văn nghệ sĩ đầu xuân Giáp Thìn 2024 (23/2/2024)
“Bản hòa âm đất nước” - chủ đề Ngày Thơ Việt Nam (23/2/2024)
Thông báo Kết luận Hội nghị lần thứ IX Ban Chấp hành Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị Khóa VI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 (17/1/2024)
TỔNG KẾT CUỘC THI SÁNG TÁC CA KHÚC CHỦ ĐỀ: “QUẢNG TRỊ - NIỀM TIN VÀ KHÁT VỌNG” NĂM: 2023 (26/12/2023)
Quyết định tặng Giải thưởng Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị năm 2023 của UBND tỉnh (30/11/2023)
Thông báo Kết quả xét Giải thưởng Ca khúc "Quảng Trị - Niềm tin và khát vọng" 2023 (28/11/2023)
Thông báo về việc xuất bản tập sách ảnh nghệ thuật Quảng Trị (27/11/2023)
Thông báo về việc ấn hành tập thơ Quảng Trị (21/11/2023)
NHẠC QUÊ HƯƠNG

LIÊN KẾT WEBSITE

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Copyright 2024 by HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT QUẢNG TRỊ