Theo ý kiến ​​của chúng tôi, một trong những nhà cái tốt nhất ở Brazil, và không chỉ ở Brazil. tiền thưởng của 1mostbetuz.com họ chắc chắn nằm trong số những người tốt nhất.
Sáng tác -> Văn nghệ các dân tộc thiểu số

Những bức ảnh thay lời muốn nói


Ngày cập nhật: 14/01/2019 00:00:00

Bài và ảnh: KÔ KĂN SƯƠNG

 

Với mong muốn được góp sức bảo vệ thiên nhiên trên dãy Trường Sơn hùng vĩ của miền Tây Quảng Trị và bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của dân tộc mình, sau nhiều năm tìm hiểu, nghiên cứu, Nhóm đồng nghiên cứu người dân tộc Pa Kô tại xã Tà Rụt, huyện Đakrông đã xây dựng nên những tác phẩm ảnh quý về thiên nhiên, mảnh đất, con người và văn hóa truyền thống của người Pa Kô. Đây là kho tư liệu mà họ dùng để giới thiệu với đồng bào quê hương mình và các dân tộc bạn về những bức ảnh tưởng chừng rất đỗi bình dị nhưng chứa đựng nhiều ý nghĩa trong đó.

*Từ ý tưởng…

Nhiều năm về trước, Nghệ nhân ưu tú, cán bộ văn hóa xã Tà Rụt Kray Sứk  ấp ủ trong mình ý tưởng làm thế nào để lưu giữ những hình ảnh liên quan đến cuộc sống hàng ngày của người Pa Kô. Với lòng đam mê nghiên cứu, tích cực học hỏi những người đi trước về văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào mình, Kray Sứk dành rất nhiều thời để tìm hiểu ngôn ngữ, chữ viết của người Pa Kô. Đồng thời, ông cùng một số người tâm huyết gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong xã sưu tầm, chụp ảnh lưu lại những khoảnh khắc đẹp của thiên nhiên, những vật dụng, đời sống sinh hoạt, phong tục tập quán… của người dân Pa Kô.


Triển lãm ảnh Bảo vệ thiên nhiên với cộng đồng” dân tộc Pa Kô thu hút nhiều người dân địa phương quan tâm

 


Nhóm đồng nghiên cứu người dân tộc Pa Kô lắng nghe góp ý về những bức ảnh của người cao niên đến xem triển lãm

 


Nghệ nhân ưu tú Kray Sứk phát biểu tại buổi khai mạc triển lãm ảnh tại xã A Bung

 


Những bức ảnh tại triển lãm được chú thích rõ bằng tiếng Việt và tiếng Pa Kô, Vân Kiều và Tà Ôi

 

Là người hoạt động trên lĩnh vực văn hóa ở xã nên Kray Sứk có điều kiện nghiên cứu, xây dựng nhiều đề án liên quan đến bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Pa Kô. Ông còn tham gia nhiều chương trình, hội thảo, giao lưu liên quan đến văn hóa, văn nghệ của đồng bào dân tộc thiểu số do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban Dân tộc Trung ương, Truyền hình Quốc hội… tổ chức. Đây là dịp ông được giao lưu, học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm của các dân tộc bạn trong việc sưu tầm, nghiên cứu văn hóa dân tộc thiểu số Việt Nam. Đặc biệt, năm 2015, ông được kết nạp vào Nhóm Tiên Phong “Vì tiếng nói người dân tộc thiểu số”. Nhóm được thành lập tại Hà Nội vào năm 2014, gồm có 50 thành viên với 15 dân tộc thiểu số sinh sống ở 11 tỉnh trong nước, trong đó có 1 thành viên người Pa Kô (Kray Sứk). Hoạt động chủ yếu của nhóm là nỗ lực góp phần thực hiện tốt các chính sách dân tộc, trách nhiệm bảo vệ bản sắc văn hóa của dân tộc; đưa những câu chuyện cộng đồng dân tộc thiểu số trình bày cởi mở với các nhà nghiên cứu chính sách dân tộc, các nhà khoa học, giới văn nghệ sĩ để có một cách nhìn đúng hơn về dân tộc thiểu số. Quá trình hoạt động, Nhóm nhận được sự hỗ trợ tận tình của Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, các địa phương có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Từ khi tham gia Nhóm Tiên Phong “Vì tiếng nói người dân tộc thiểu số”, Kray Sứk đã vận động được 4 thành viên là người cùng xã tham gia hoạt động Nhóm đồng nghiên cứu người dân tộc Pa Kô (mạng lưới của Nhóm Tiên Phong). Khi số lượng người đảm bảo cho việc sưu tầm, nghiên cứu, dịch thuật văn hóa dân tộc Pa Kô, Kray Sứk bàn bạc, thống nhất đề xuất với Nhóm Tiên Phong “Vì tiếng nói người dân tộc thiểu số” ý tưởng triển lãm ảnh với chủ đề “Bảo vệ thiên nhiên với cộng đồng” dân tộc Pa Kô và nhận được sự hưởng ứng cao của nhóm. Anh xây dựng đề án “Trưng bày hình ảnh thiên nhiên và cộng đồng dân tộc Pa Kô tại Quảng Trị” và được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng ý cấp phép triển lãm. Kray Sứk chia sẻ: “Triển lãm ảnh “Bảo vệ thiên nhiên với cộng đồng” dân tộc Pa Kô nhằm chia chia sẻ với cộng đồng các dân tộc thiểu số trong tỉnh để xác định chính xác, cụ thể, dễ hiểu và thống nhất các tên gọi trong ảnh, làm cơ sở thông tin, dữ liệu về lịch sử, nguồn gốc cư trú, ý thức tự giác tộc người, ngôn ngữ tộc người, văn hóa tộc người; lưu truyền cho thế hệ mai sau những bức ảnh, tên gọi và tác dụng, ý nghĩa quan trọng của sự vật, hiện tượng, đồ dùng đang sử dụng trong đời sống sinh hoạt của dân tộc Pa Kô. Đồng thời, góp phần nâng cao nhận thức về bảo tồn, bảo vệ cũng như tăng cường quản lý thiên nhiên, ngôn ngữ, các tên gọi của cộng đồng dân tộc Pa Kô”.

* …đến hiện thực

Ngoài sự hỗ trợ một phần từ Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường, nguồn xã hội hóa, để có đủ kinh phí hoạt động, Nhóm đồng nghiên cứu người dân tộc Pa Kô trích một phần thu nhập của gia đình mua sắm máy ảnh, máy ghi âm, sang ảnh… Đặc biệt, Nhóm vận động được đội văn hóa văn nghệ của xã tham gia biểu diễn miễn phí tại các buổi khai mạc triển lãm ảnh. Cùng với nguồn tư liệu đã có từ những năm trước và hình ảnh được ghi lại mới, khi các điều kiện cho triển lãm ảnh đảm bảo, Kray Sứk làm việc, đề xuất với lãnh đạo các xã Tà Rụt, A Bung, A Ngo và A Vao về việc xin bố trí địa điểm, phối hợp triển lãm ảnh với chủ đề “Bảo vệ thiên nhiên với cộng đồng” dân tộc Pa Kô và nhận được sự hưởng ứng cao của Đảng ủy, chính quyền các xã. Phó Chủ tịch UBND xã A Bung Hồ Văn Hiền cho biết: “Chúng tôi rất vui khi được phối hợp với Nhóm Tiên Phong “Vì tiếng nói người dân tộc thiểu số” tổ chức triển lãm ảnh “Bảo vệ thiên nhiên với cộng đồng” dân tộc Pa Kô. Đây là cơ hội để cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn xã thấy được những hình ảnh quý và chữ viết của đồng bào Pa Kô và các dân tộc bạn. Qua đó, góp phần bảo vệ thiên nhiên, động vật hoang dã, bảo vệ văn hóa phi vật thể, phong tục tập quán đẹp, ngôn ngữ, chữ viết của dân tộc Pa Kô trên địa bàn A Bung nói riêng và các xã vùng biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói chung”.

Triển lãm ảnh diễn ra 3 ngày tại hội trường UBND xã Tà Rụt vào tháng 6/2018 và tiếp đến là tại UBND các xã A Ngo, A Bung và A Vao trong tháng 12/2018. Hơn 150 tác phẩm ảnh có kích thước 30 x 60 cm của Kray Sứk và các tác giả trong Nhóm đã được trưng bày triển lãm. Chủ đề các tác phẩm ảnh chủ yếu nói về thực vật, động vật, đời sống sinh hoạt, phong tục tập quán và các vật dụng truyền thống của đồng bào Pa Kô. Trong đó có nhiều bức ảnh ghi lại những khoảnh khắc của thú rừng quý hiếm ở vùng rừng nguyên sinh; buổi lễ tổ chức các phong tục như: cúng nhà mồ, cưới hỏi, chế biến các loại thức ăn, bánh truyền thống; các nghệ nhân chế tác nhạc cụ truyền thống, đan lát vật dụng bằng mây, tre nứa, dệt thổ cẩm… Tất cả tác phẩm ảnh được chú thích bằng tiếng Việt và ngôn ngữ của 3 dân tộc thiểu số sinh sống ở miền Tây Quảng Trị, gồm: Pa Kô, Vân Kiều và Tà Ôi. Riêng đối với chữ viết Pa Kô, nhóm dành nhiều thời gian đến huyện A Lưới và Lào tìm gặp những người nghiên cứu về chữ viết, ngôn ngữ của người Pa Kô để có sự thống nhất chung từ ngữ chú thích ảnh. Bên cạnh đó, trên ảnh còn giải thích bằng chữ viết về tác dụng, ý nghĩa nội dung ảnh. Chị Hồ Thị Thôi ở thôn A Liêng, xã Tà Rụt vui vẻ nói: “Trong thời gian triển lãm ảnh “Bảo vệ thiên nhiên với cộng đồng” tại xã Tà Rụt, ngày nào tôi cũng đưa các con đến xem ảnh và đọc chú thích phía dưới ảnh. Khi xem các bức ảnh trưng bày, các con của tôi rất thích thú bởi những hình ảnh ghi lại phong phú các loại cây rừng, muông thú, vật dụng, phong tục cưới, hỏi, ma chay… ở quê hương, trong đó có những thứ tôi và các con chưa được nhìn thấy bao giờ. Khi triển lãm tổ chức tại A Bung, tôi vẫn dành thời gian đến xem một lần nữa để có dịp gặp gỡ người dân xã bạn, cùng trò chuyện, chia sẻ văn hóa dân tộc Pa Kô, động viên nhau dạy bảo con cháu phải biết bảo vệ thiên nhiên, gìn giữ những nét đẹp mà cha ông mình cất công tạo dựng, lưu truyền lại”.

Xuất phát từ niềm tin rằng, bản sắc văn hóa người Pa Kô không thể bị mai một nếu mọi người cùng chung tay gìn giữ và phát triển, Kray Sứk đã có động lực cùng với những thành viên trong nhóm xây dựng những bức ảnh để thay lời nói lên được tâm huyết đó. Và, thật bất ngờ những bức ảnh tại triển lãm đã nhận được sự quan tâm của rất nhiều người, trong đó số đông là thế hệ trẻ. Quá trình triển lãm, Nhóm đồng nghiên cứu người dân tộc Pa Kô muốn được lắng nghe ý kiến đóng góp của những người am hiểu văn hóa dân tộc mình để rút kinh nghiệm, bổ sung, chỉnh sửa chú thích ảnh phù hợp. Sau khi xem những bức ảnh triển lãm “Bảo vệ thiên nhiên với cộng đồng” dân tộc Pa Kô, Chủ tịch Hội đồng Nghệ thuật Phân hội VHNT các dân tộc thiểu số tỉnh Y Thi cho biết: “Hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu văn hóa các dân tộc thiểu số của tỉnh nhiều năm, đây là lần đầu tôi được xem và rất ấn tượng với triển lãm ảnh “Bảo vệ thiên nhiên với cộng đồng” dân tộc Pa Kô của chính những người Pa Kô thực hiện. Họ quả là những người biết trân trọng bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Trong những năm gần đây, hoạt động của Hội Văn học Nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam cũng như Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam có xu hướng nghiên cứu không chỉ điều tra cơ bản bảo tồn nữa mà chuyển sang ứng dụng. Theo tôi, triển lãm ảnh của nhóm anh Kray Sứk đã biết ứng dụng, kêu gọi cộng đồng cùng bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ ngôn ngữ, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Pa Kô nói riêng, của các dân tộc anh em trong nước nói chung”.   

Mong đợi của Nhóm đồng nghiên cứu người dân tộc Pa Kô truyền dẫn thông điệp của triển lãm cho thế hệ trẻ 3 huyện có số đông người Pa Kô gồm: Hướng Hóa, Đakrông và A Lưới (Thừa Thiên Huế). Đồng thời, nếu được phép của các cơ quan chức năng, thời gian tới nhóm sử dụng tất cả số ảnh có được đã triển lãm in thành sách ảnh để tặng cho các trường học trên địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh.

 

 

 

 

 

 

         

 Liên hệ - Góp ý  Quay lại!

CÁC TIN KHÁC
NHẠC QUÊ HƯƠNG

LIÊN KẾT WEBSITE

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Copyright 2024 by HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT QUẢNG TRỊ