Theo ý kiến ​​của chúng tôi, một trong những nhà cái tốt nhất ở Brazil, và không chỉ ở Brazil. tiền thưởng của 1mostbetuz.com họ chắc chắn nằm trong số những người tốt nhất.
Sáng tác -> Văn nghệ các dân tộc thiểu số

Các làn điệu dân ca Vân Kiều, Pa Cô


Ngày cập nhật: 02/08/2018 00:00:00

 HỒ PHƯƠNG

   I. Khái quát về truyền thống dân ca Vân Kiều, Pa Cô

   Trong diễn trình phát triển lịch sử của dân tộc, dân ca Vân Kiều, Pa Cô ra đời, phát triển đa dạng và phong phú với nhiều thể loại độc đáo, với các thủ pháp khai thác chất liệu âm nhạc dân gian, biểu đạt tư duy sáng tạo nghệ thuật mang tính triết lý cuộc sống.

 

   Dân ca Vân Kiều, Pa Cô sâu lắng và tinh tế, thấm đẫm chất trí tuệ, sáng tạo gắn kết tính cộng đồng trở thành nhu cầu biểu đạt và hưởng thụ, chuyển tải tiếng nói đồng vọng của cộng đồng, tạo nên sức sống mãnh liệt, tồn tại trước những diễn biến thăng trầm, bao biến thiên của xã hội.

 

   Từ bao đời nay trên dãy Trường Sơn hùng vĩ, gắn với những nhạc cụ truyền thống, dân ca Vân Kiều, Pa Cô đã ăn sâu trong tâm thức của người dân nơi đây, đã trở thành di sản văn hoá góp phần làm phong phú sắc màu dòng nhạc dân ca Việt Nam.

 

Biểu diễn dân ca Pa Cô tại buổi kỷ niệm 70 năm ngày thành lập LH các Hội VHNT Việt Nam do Hội VHNT tỉnh Quảng Trị tổ chức - Ảnh: HỒ THANH THỌ

 

 

   II. Các làn điệu dân ca Vân Kiều

   Dân ca của đồng bào Vân Kiều có các làn điệu Tà Oái, Oát Xà nớt, A ru, Roai.

 

   * Làn điệu Tà Oái của người Vân Kiều là một lối hát ví von, có giai điệu, cung bậc rõ ràng, là lời tâm sự của người con gái và người con trai đối đáp giao duyên bằng lời ca như một lời nhắn gửi, tìm kiếm, qua đó người con trai hoặc người con gái sẽ thổ lộ tâm trạng, nỗi lòng của mình một cách tình tứ, ý nhị và sâu sắc. 

 

Ví như người con gái bộc bạch thế này:

“Em ở chòi bên này thao thức đợi anh

Muốn thổi kèn aman nhưng lại thiếu một người

Kèn aman không thổi một mình

Em biết thương ai bây giờ ngoài anh”.

Người con trai cũng hồi đáp tâm tình:

“Thương em đến nỗi sầu

Nhớ em đến nỗi ốm

Ước gì gan mật trở về nhau mãi mãi...”. 

 

   Làn điệu Tà Oái chính là thông điệp của tình yêu mà những chàng trai, cô gái Vân Kiều gửi gắm cho nhau, giúp họ vượt qua các trở lực ngăn cản, hoàn cảnh éo le để đến với nhau.

 

   * Làn điệu Xà nớt: Là làn điệu dành cho những dịp mừng lúa mới, bạn bè lâu ngày không gặp, mừng đám cưới hoặc lúc có những tâm sự buồn, hóa giải những vướng mắc.

 

   * Làn điệu Aru: Là làn điệu dành cho bà ru cháu ngủ để mẹ lên nương rẫy…, làn điệu hát ru con, cháu.

 

   * Làn điệu Roai: Lời hát của thầy cúng trong nghi lễ, trong lễ gọi hồn, du dương, trầm lắng.

 

   2. Các làn điệu dân ca Pa Cô

   Từ xa xưa, người Pa Cô đã sáng tạo ra nhiều làn điệu dân ca phục vụ nhu cầu sinh hoạt, nhu cầu tâm linh, thoả mãn ước nguyện của con người với thế giới thần linh. Dân ca Pa Cô có thể diễn xướng mọi nơi, mọi lúc, trong lễ hội, lên nương rẫy hoặc ngồi quanh ché rượu cần bên bếp lửa hồng nồng ấm...

 

   * Làn điệu Cha chấp: Cha chấp là thể loại dân ca theo điệu hò không có nhịp điệu, mang tính ví von, câu sau khớp vần với câu trước. Cha chấp dùng để mời gọi, khen, chê, tâng bốc, tục tếu… Người sử dụng Cha chấp khéo léo sẽ giải quyết được nhiều vấn đề trong cuộc sống, giao tiếp, ứng xử.

 

   * Làn điệu Ka Lơi: Làn điệu Ka Lơi chỉ dùng trong các nghi lễ của gia đình, dòng tộc của cộng đồng thôn bản. Ka Lơi thường dùng cho lớp người cao tuổi, bởi Ka Lơi hàm chứa ý nghĩa rất sâu xa. Trong Ka Lơi không bao giờ có nội dung tranh cãi, phần nhiều hát Ka Lơi để khen ngợi, mọi bức xúc trở thành hài hoà.

 

   * Làn điệu Xiêng: Tình yêu đôi lứa

   Làn điệu hát Xiêng của dân tộc Pa Cô được phỏng tác từ chuyện một phụ nữ khóc than thân phận khi chồng chết. Khóc nhiều, hát cũng nhiều về thân phận của mình. Hát cho đời, cho trời, cho đất và cho sông cho suối, cho núi rừng… Thiếu phụ hát nhiều, lời tâm tình sâu lắng từ đáy lòng, được nhiều người thương mến và phải lòng một người đàn ông cùng cảnh ngộ, từ đó họ cùng nhau ngồi dưới ánh trăng hát giao duyện và trở thành vợ chồng. Từ những làn điệu đó thế hệ sau cảm tác và tạo nên làn điệu Xiêng.

 

   Ngày nay, làn điệu hát Xiêng không riêng chỉ hát than thở mà còn hát giao duyên, tìm hiểu cho đôi trai gái khi lên nương rẫy, hay trong lúc giã gạo tập thể hoặc đi sim. Người hát sử dụng tài năng của mình với những lời đối đáp mang tính tự sự theo cảm hứng, cuốn hút sự chú ý cho người nghe, không hề được soạn trước, nó mang tính đấu lý, giao duyên với tình yêu mến thương.

 

   Trong nhịp sống hiện đại hôm nay, làn điệu hát Xiêng rất được giới trẻ đồng bào Pa Cô sử dụng thông dụng.

 

   * Làn điêu Tăng y: Là điệu hát của đồng bào Pa Cô dùng để giải quyết vấn đề về phong tục tập quán, về hôn nhân gia đình, về luật tục, duy trì công tác tổ chức, bảo vệ bản làng, địa giới, công tác ngoại giao.

   Điệu Tăng y thường ngắt quãng (dừng lại) để giải thích những nội dung mà đối phương chưa hiểu, chưa khớp ý nhau.

 

   * Lan điệu Thun: Là làn điêu dân ca Pa Cô được nam và nữ dùng để tỏ tình trong các cuộc giao duyên trong lễ hội, mừng đám cưới, ăn lúa mới. Thun được dùng trong những sự kiện vui, làn điệu này rất được lớp trẻ yêu chuộng.

 

 Liên hệ - Góp ý  Quay lại!

CÁC TIN KHÁC
NHẠC QUÊ HƯƠNG

LIÊN KẾT WEBSITE

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Copyright 2024 by HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT QUẢNG TRỊ