Theo ý kiến ​​của chúng tôi, một trong những nhà cái tốt nhất ở Brazil, và không chỉ ở Brazil. tiền thưởng của 1mostbetuz.com họ chắc chắn nằm trong số những người tốt nhất.
Sáng tác->Mỹ thuật

Bản sắc văn hóa dân tộc trong đời sống mỹ thuật và quá trình hội nhập hiện nay


Ngày cập nhật: 09/09/2016 00:00:00

 

Họa sĩ Hồ Thanh Thoan, Phân hội trưởng Phân hội Mỹ thuật Hội VHNT tỉnh Quảng Trị phát biểu tham luận tại Tọa đàm "Sáng tạo mỹ thuật Bắc miền Trung - Truyền thống và hiện đại" nhân Triển lãm Mỹ thuật Khu vực Bắc miền Trung lần thứ XXI năm 2016 tại Quảng Trị - Ảnh: VÕ THỊ QUỲNH

 

HỒ THANH THOAN

 

 

        Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là một việc làm hết sức quan trọng đối với mọi người đang sống trong xã hội hiện nay, vì đó là vấn đề sống còn của mỗi một quốc gia, là vấn đề tồn tại hay không tồn tại của từng dân tộc. Bản sắc văn hóa dân tộc là tài sản vô giá, là linh hồn của con người được hun đúc qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước với bao biến cố thăng trầm của lịch sử được viết lên bằng máu, nước mắt và mồ hôi của cả dân tộc. Chính vì vậy nó là biểu tượng của sự trường tồn, là cầu nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai của đất nước. Quốc gia nào nếu không biết kế thừa, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, quên mất di sản văn hóa dân tộc mình thì chắc chắn sẽ bị tụt hậu, bởi văn hóa không chỉ là mục tiêu, mà còn là sức mạnh nội sinh, là động lực của sự phát triển xã hội.

       Ở bất cứ một đất nước nào cũng vậy, có nhiều tầng lớp cùng chung sống nhưng trong đó, bao giờ giới trí thức cũng giữ một vai trò quan trọng, trong đó văn nghệ sĩ là những người giữ vai trò chủ đạo trong sáng tạo các giá trị tinh thần để phục vụ rộng rãi công chúng. Mỹ thuật là một trong những loại hình luôn luôn được các họa sĩ chuyển tải vào đề tài một cách đáng trân trọng, tôn kính và có lựa chọn. Công việc này không phải chỉ dành cho các tác giả trong nước, mà cả các họa sĩ Việt Nam đang sinh sống, lao động, học tập ở nước ngoài, bởi lẽ với cộng đồng người Việt khắp nơi,  việc giữ gìn bản sắc văn hóa và truyền thống dân tộc mang những ý nghĩa có tầm quan trọng. Bản sắc văn hóa và truyền thống dân tộc luôn là động lực để kết nối cộng đồng dân cư ở trong và ngoài nước.

       Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn đề cao việc giữ gìn bản sắc văn hóa và truyền thống dân tộc, bởi vì nghệ thuật không có định hướng là nghệ thuật mất gốc, tách ra khỏi đời sống. Người nghệ sĩ tạo ra tác phẩm của mình phải nói lên được điều gì để cho mọi người hiểu, có tác dụng giáo dục trong công chúng, đồng thời không lặp lại tác phẩm của người khác, biết sáng tạo, biết thâm nhập cuộc sống để chuyển tải các hình ảnh hoạt động tích cực ngoài đời vào tác phẩm của mình một cách chọn lọc và qua đó bộc lộ được cái hồn cao nhất chính là tính dân tộc. Tính dân tộc hoàn toàn không chỉ thể hiện ở hình thức, mà nó là nội dung chắt lọc, chịu thử thách qua thời gian, là cái có thể cảm thấy chứ không chỉ nhìn thấy như yếu tố vật lý. Lãng quên tính dân tộc sẽ đi chệch qua con đường khác, lai căng và mất định hướng trong nền kinh tế thị trường.

       Nhiều năm qua, giới mỹ thuật cả nước đã có nhiều cuộc hội thảo để bàn về tính dân tộc hiện đại và đã có định nghĩa khá thuyết phục. “… Tính dân tộc có thể được coi là mùi hương của chất mật ong mà con ong - nghệ sĩ đã lặn lội, miệt mài để hút nhụy của muôn loài hoa, tích lũy để truyền vào trong tác phẩm của chính mình thứ tinh hoa dường như chất mật ong và mùi hương tuyệt vời ấy…”. Chính tính dân tộc là tinh hoa tuyệt vời mà mỗi nghệ sĩ đều suy tư, miệt mài tìm kiếm trong kho tàng văn hóa dân tộc, vốn sống và mong muốn thể hiện được nó bằng ngôn ngữ thị giác trên tác phẩm của mình.

       Ở thời đại nào cũng vậy, nếu một nghệ sĩ sống chân chính, sáng tạo tác phẩm của mình đúng hướng, có cảm xúc, có rung động, thì họ luôn trăn trở tư duy cùng với những hoạt động khác như: trình diễn, biểu diễn văn hóa, văn nghệ. Quá khứ đã cho thấy rằng, văn nghệ sĩ cả nước trong thời gian qua đã góp phần tích cực bảo lưu được bản sắc văn hóa, truyền thống của dân tộc, những nét đẹp của bản sắc văn hóa và truyền thống dân tộc được giữ gìn và phát triển đồng hành với cuộc sống, giữ gìn được nét riêng của đất nước Việt Nam.

       Ngày nay, chúng ta đang sống ở ngưỡng cửa thế kỷ XXI, trong thời đại bùng nổ thông tin, thời kỳ hội nhập, trong xu thế toàn cầu hóa và đang có chung nỗi băn khoăn, lo lắng về nguy cơ bị mất gốc, lai căng trong nhiều lĩnh vực mà trong đó có đạo đức, văn hóa và nghệ thuật… Chúng ta đang lo lắng liệu tất cả mọi thứ rồi sẽ bị “thương mại hóa” hay không?

      Hiện nay trên thế giới, mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa riêng của mình, nhưng bản sắc văn hóa vốn không phải là cái gì cố định, bất biến mà luôn biến đổi.  Trong văn học nghệ thuật, một số nghệ sĩ muốn giữ lấy một phong cách dân tộc đã từng có trong lịch sử, một số khác coi bản sắc là sự thay đổi cho phù hợp với sự phát triển của từng thời đại và một số khác không quan trọng vấn đề bản sắc hay dân tộc tính, mà muốn trở thành một nghệ sĩ lớn rồi tạo ra nghệ thuật có tính toàn cầu nói chung, nhất là khi hòa vào các nghệ thuật đương đại. Bên cạnh việc toàn cầu hóa được coi là phương Tây hóa thì phương Đông nói chung đang giữ lại các bản sắc văn hóa của mình và phải tìm cách đứng trong sự toàn cầu hóa đó mà không bị mất gốc.

       Trong sáng tạo nghệ thuật thị giác, có hai lĩnh vực lớn là: Nghệ thuật tạo hình và Mỹ thuật ứng dụng, trong Mỹ thuật ứng dụng lại bao gồm ba lĩnh vực chuyên sâu: Đó là Nghệ thuật Trang trí, Nghệ thuật Thủ công và Nghệ thuật Thiết kế.

       Trong hai lĩnh vực nói trên, mỗi lĩnh vực đều có đặc điểm riêng của mình và trong lao động sáng tác đã gợi lên những đặc tính, khả năng tâm lý nghề nghiệp, tư duy sáng tạo khác nhau. Chính từ khác biệt này dẫn đến mức độ, điều kiện bộc lộ cái riêng, cá tính hay tính dân tộc trong tác phẩm cũng khác nhau, nó dễ làm cho người nghệ sĩ luôn thay đổi. Từ đó có thể thấy, tính dân tộc được hàm chứa rõ nét hơn trong nghệ thuật trang trí và nghệ thuật thiết kế. Bởi vậy, khi sáng tác loại hình này, người nghệ sĩ có được sự tự do gần như tuyệt đối. Họ không phải lo lắng là tác phẩm của mình sẽ được ai mua, ai sử dụng và nó được treo, được đặt nơi nào. Người sáng tác chỉ quan tâm bộc lộ thật trọn vẹn tấm lòng, tài năng, sự rung cảm chân thành, nét độc đáo của mình trong tác phẩm và có khả năng đánh động đến tình cảm, trái tim của người thưởng ngoạn. Chính điều này đã làm cho tâm lý sáng tạo của nghệ sĩ tạo hình được thanh thản hơn, họ có thể tự do sáng tạo, từ đó dễ thể hiện cái riêng, cá tính, cái hồn của dân tộc mình, và khi người nghệ sĩ đem hết tâm huyết, tấm lòng để sáng tác và thực sự thấy hạnh phúc trong sáng tạo thì chắc chắn trong tác phẩm sẽ có điều kiện bộc lộ được cái hồn dân tộc.

       Ngày nay, các nghệ sĩ của lĩnh vực tạo hình cũng như mỹ thuật ứng dụng là những người có khả năng làm được điều này và trong chiều hướng đó họ cũng có những suy tư, trách nhiệm là bằng mọi cách phải vừa phục vụ có hiệu quả cho việc phát triển nền thương mại nước nhà mà vừa giữ gìn được tinh hoa, tinh thần văn hóa dân tộc trong ngôn ngữ nghệ thuật.

      Một lĩnh vực khác, đó là thủ công mỹ nghệ cũng là hình thái nghệ thuật thị giác luôn luôn gắn liền với nghệ thuật truyền thống của một quốc gia, vùng, khu vực, dân tộc, tôn giáo cụ thể của từng địa phương. Người nghệ sĩ của môn nghệ thuật này vốn xuất thân là nghệ nhân hay thợ thủ công, chuyên sử dụng ngôn ngữ, chất liệu cùng với thị hiếu, văn hóa bản địa của dân tộc mình, đồng thời sử dụng những tài năng, vốn sống, kinh nghiệm cha truyền con nối để sáng tác làm đẹp cho xã hội, qua đó làm sống dậy cái hồn riêng của cha ông mình. Chính điều này đã làm cho nghệ thuật thủ công mang hình thức độc đáo riêng của từng địa phương, từng dân tộc mà trong đó ẩn tàng tính dân tộc sâu sắc nhất.

       Ngày nay, trước những sản phẩm được sản xuất hàng loạt của nền sản xuất công nghiệp, người ta có hai huynh hướng chính trong sản xuất thương mại và chọn lựa sản phẩm để tiêu thụ: Đó là tạo ra hay chọn những sản phẩm xã hội đa công năng, đẹp, hiệu quả, giá thành hợp lý, an toàn hoặc là sản xuất hay lựa chọn những loại sản phẩm của nghệ thuật thủ công, độc đáo mang sắc thái dân tộc rõ nét.

Công cuộc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là sự nghiệp của toàn thể nhân dân Việt Nam, đây là một vấn đề vô cùng quan trọng, đòi hỏi phải có tâm huyết, nỗ lực và sự chung tay góp sức của từng cá nhân cũng như tất cả cộng đồng người Việt trong cũng như ngoài nước.  

      Trước xu thế toàn cầu hóa của thế giới hiện nay, không một quốc gia nào có thể phát triển trong sự tách biệt với thế giới. Hội nhập kinh tế, giao lưu về văn hớa giữa các nước đang diễn ra hết sức sôi động, nếu không có một bản lĩnh vững vàng, một chiến lược phát triển đúng đắn thì việc giao lưu đó sẽ dẫn đến nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc. Để mở rộng giao lưu, hội nhập mà không bị đánh mất, chúng ta phải thấm nhuần với ý chí: Bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, nhưng phải lấy bản sắc văn hóa dân tộc làm nền tảng, làm bản lĩnh. Nền tảng có vững chắc, bản lĩnh có vững vàng mới tiếp thu được tinh hoa văn hóa nhân loại một cách đúng đắn, mới chủ động, tự tin hội nhập và làm giàu thêm, sáng lên đặc trưng văn hóa dân tộc.

 Liên hệ - Góp ý  Quay lại!

CÁC TIN KHÁC
Tác phẩm: Dòng sông hoa đỏ của hoạ sĩ Trương Minh Dự (7/9/2022)
Tác phẩm mỹ thuật tham dự xét giải thưởng Văn học Nghệ thuật Quảng Trị năm 2021 (7/9/2021)
Tác phẩm Mỹ thuật tham dự Trại sáng tác Văn học Nghệ thuật chủ đề Công an Nhân dân 2021 (30/8/2021)
Chung tay hoàn thành bức tranh tường tại đảo Cồn Cỏ (1/5/2019)
Nghệ thuật đồ họa trong xu thế hội nhập (24/9/2018)
Cuộc trở về làm nên điều kỳ diệu trong nghệ thuật (23/8/2018)
Tranh về địa đạo Vịnh Mốc (10/4/2017)
Bản sắc văn hóa dân tộc trong đời sống mỹ thuật và quá trình hội nhập hiện nay (9/9/2016)
Các tác phẩm đạt giải Triển lãm Mỹ thuật Khu vực Bắc miền Trung lần thứ XXI năm 2016 tại Quảng Trị (25/8/2016)
NHẠC QUÊ HƯƠNG

LIÊN KẾT WEBSITE

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Copyright 2024 by HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT QUẢNG TRỊ