Theo ý kiến ​​của chúng tôi, một trong những nhà cái tốt nhất ở Brazil, và không chỉ ở Brazil. tiền thưởng của 1mostbetuz.com họ chắc chắn nằm trong số những người tốt nhất.
Sách mới xuất bản

Thành phố bên sông Hiếu


Ngày cập nhật: 15/12/2017 00:00:00

Tuyển tập thơ văn nhạc
NXB HỘI NHÀ VĂN, HÀ NỘI, 2017

Khổ 14,5 x 20,5, dày 400 trang

 

 

Thành phố bên sông Hiếu - vẻ đẹp nguồn cội

Lần nữa, vẻ đẹp của đất và người Đông Hà (Quảng Trị) hội tụ và ánh lên trên những trang viết bằng chính những câu chuyện từ thuở lập làng trong hơn 700 năm trước tới lúc vươn mình thành một thành phố trẻ bên dòng sông Hiếu. Tuyển tập “Thành phố bên sông Hiếu” (Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2017) vì thế mà trĩu nặng những gắn bó, trải nghiệm và cảm nhận với Đông Hà của những tác giả đã sáng tác 42 tác phẩm văn xuôi, 109 bài thơ, 19 ca khúc trữ tình gợi nhiều cảm xúc thẩm mỹ. 

Thành phố bên sông Hiếu” đưa bạn đọc đi từ làng Đông Hà xưa đến phường 3 hôm nay, từ ngôi chợ làng Đông Hà đến trung tâm thương mại Đông Hà, từ Đông Hà đầy nắng gió đến thành phố của niềm tin và khát vọng vươn lên. Với từng trang sách ấy, bạn đọc sẽ quan sát và tìm hiểu thật sâu sắc lịch sử, văn hóa, phong tục của mảnh đất có làng cổ Đông Hà, làng rèn phường 3, người Mẹ Đông Hà, làng hoa An Lạc, trận tập kích táo bạo, khe Lấp xanh, khát vọng xanh, lời phố trẻ, nhịp chèo sông Hiếu, văn hóa ẩm thực và kiến trúc nhà ở dân gian,... đồng thời cảm nhận những thông điệp thẩm mỹ qua ngôn ngữ văn học, ngôn ngữ âm nhạc của các tác giả. Trong đó, những trang viết đầy hoài niệm của các tác giả đã tái hiện một Đông Hà thời mở cõi của cha ông, một Đông Hà mấy mươi năm đánh đuổi thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc, một Đông Hà thời bao cấp và những trang viết đầy ắp hiện thực thêm đẹp, thêm giàu khắc họa một Đông Hà trẻ trung hôm nay. Những trang sách với nhiều chi tiết cụ thể và thú vị về các chuyện xưa và chuyện nay của Đông Hà đã làm nên tuyển tập “Thành phố bên sông Hiếu” là cuốn sách mang nhiều dấu tích thời gian, nhiều màu sắc và tiếng nói cho thấy sự hiểu biết của các tác giả về Đông Hà qua các thời kỳ rất phong phú và để lại trong mỗi người nhiều ấn tượng khó phai qua năm, tháng.

Tuyển tập “Thành phố bên sông Hiếu” giúp nhiều người dân Đông Hà nhận ra niềm tự hào “Mạch nguồn sông Hiếu phát tích từ núi Tá Linh, ngọn núi cao nhất tỉnh Quảng Trị, thuộc địa phận xã Hướng Linh, huyện Hướng Hóa... một người con Đông Hà, Quảng Trị đã vươn đến tầm cao trên đấu trường quốc tế, đó là xạ thủ Hoàng Xuân Vinh, vận động viên đoạt huy chương vàng và huy chương bạc tại Olympic Rio, Brazil, 2016... Ông Hoàng Trinh, ông nội anh là người làng Đình Tổ, phường Đông Giang, thành phố Đông Hà... Người xa quê thành danh như Hoàng Xuân Vinh đã về bên dòng sông Hiếu, uống lại nguồn nước dòng sông quê hương” (Thành phố bên sông Hiếu - Nguyễn Hoàn), cảm nhận tình đất và tình yêu của con người hòa quyện: “Em lại dọc triền sông/ Ngày nào mình hẹn ước/ Anh hành quân tuyến trước/ Sông đợi bóng người xa. Bao mùa hoa đi qua/ Làng xưa giờ hóa phố/ Những con đường lộng gió/ Nghe nhịp đời reo vui. Anh về ngọt làn môi/ Trong vòng tay ấm áp/ Cho em nồng mắt biếc/ Hạnh phúc đã dâng đầy. Đông Hà tình em đây/ Hiếu giang lòng anh đó/ Mình cùng xây thành phố/ Nghĩa tình và bao dung ” (Tình ca bên dòng sông Hiếu - Nguyễn Đăng Quang) và ngân nga câu hát “Có một ngày ngân lên trong tôi. Tình yêu Đông Hà lời ca tha thiết. Có một ngày đi xa mới biết. Nỗi nhớ Đông Hà da diết không nguôi. Đông Hà phố mộng mơ, hùng tráng. Hiếu giang xanh lai láng nghĩa tình. Em tươi xinh nét cười duyên dáng. Bình minh reo gọi nắng con tim ” (Lê Đàn)...

Bên cạnh những ý kiến của giới chuyên môn đánh giá đây là tập sách “góp phần làm giàu tư duy hình tượng văn học và âm nhạc về thành phố, làm phong phú thêm đời sống văn hóa và tinh thần ở Đông Hà” đã có những nhận xét cho rằng tuyển tập “Thành phố bên sông Hiếu” khiến những người có tư duy logic và tâm hồn tinh tế gặp lại một quan điểm nổi tiếng về nguồn cội: “Một nơi nào đó nếu ta đi về cội nguồn của nó, đi đến tận cùng kinh nghiệm sống của nó thì sẽ bắt gặp cái phổ quát là nhân loại, như trường hợp Raxun Gamdatop với mảnh đất Đaghextan” (dẫn theo Hoàng Phủ Ngọc Tường).

                    NGUYỄN BỘI NHIÊN 

 Liên hệ - Góp ý  Quay lại!

CÁC TIN KHÁC
NHẠC QUÊ HƯƠNG

LIÊN KẾT WEBSITE

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Copyright 2024 by HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT QUẢNG TRỊ