Theo ý kiến ​​của chúng tôi, một trong những nhà cái tốt nhất ở Brazil, và không chỉ ở Brazil. tiền thưởng của 1mostbetuz.com họ chắc chắn nằm trong số những người tốt nhất.
Sáng tác -> Văn nghệ dân gian

Chuyện bây giờ mới kể


Ngày cập nhật: 06/03/2017 00:00:00

 Ca cảnh -  NGUYỄN ĐỨC

 

NHÂN VẬT  
   - Cô gái
                                   - Nam trung niên (60 tuổi)

                                       - Xuân (bà ngoại của cô gái)

 

 

Cảnh 1: Màn mở

Giữa sân khấu cô gái trẻ chèo thuyền trên sông Thạch Hãn cất giọng hò

Cô gái: (Hò Mái Nhì)

Ngó lên trên trời - trời cao lồng lộng

Ngó xuống đồng rộng - sóng lúa mênh mông

Nước về tắm mát cánh đồng

Trưa hè soi bóng người trong nắng vàng.

Nam trung niên(xuất hiện, đặt chiếc va li xuống):

(Nói lối)

Này này cô gì ơi ngừng tay cho tôi hỏi đôi lời…

()

Nghe qua giọng hát vừa rồi

Có phải người chợ Sãi cho tôi cùng về

Bấy lâu biền biệt xa quê

Bây giờ trở lại mọi bề khác xưa

Đôi bờ xanh bãi ngô dưa

Nhà cao ngói mới hàng dừa uốn quanh

Đẹp hơn cả một bức tranh

Dòng Nam Thạch Hãn nước xanh (in) bóng người,

Thóc vàng cả mấy sân phơi

Hồ ao tôm cá lượn bơi giữa dòng

Cô gái: Cánh đồng sóng lúa mênh  mông

Triệu Phong quê mẹ đất không phụ người

Ngắm nhìn đồng lúa tốt tươi

Dòng Nam Thạch Hãn thay trời làm mưa

Có hôm nay, nhớ ngày xưa

Ăn quả nhớ kẻ sớm trưa vun trồng.

Nói như thế thì ra bác là người ở làng này à?

Nam trung niên: Không, bác không phải người làng này. Bác ở cách đây một cánh đồng, ở làng Bích Khê, xã Triệu Long cháu ạ.

Cô gái: Hình như ngày xưa bác từng tham gia chiến đấu tại vùng chợ Sãi này phải không bác?

Nam trung niên: Không, không. Bác không tham gia chiến đấu mà tham gia làm công trình thủy lợi Nam Thạch Hãn hay còn gọi là Đập Trấm đó cháu.

Cô gái: Ở tại xã Triệu Thành này à bác?

Nam trung niên: Đúng đó cháu. Nhưng mà, nhưng mà ngày đó…

(Lý Hoài Xuân)

Năm xưa ở tại nơi này, cháu ơi

Nắng như thiêu đốt, đất cằn khô

Rét đông về, cây nẩy mầm không lên

Đất bạc màu khắp ruộng đồng khô khan

Cô gái: (Lý Hoài Xuân)

Hôm nay cũng tại nơi này, bác ơi

Lúa ngô tươi tốt… xanh màu xanh

Cá vẫy vùng bơi ngược dòng kênh mương

Khắp cánh đồng nước ngập đầy kênh xanh.

À! Bác ơi, cháu có nghe bà của cháu kể lại rằng những năm sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, quê hương mình nghèo lắm. Làm ruộng mất mùa liên miên, bữa cơm phải độn khoai, độn sắn. Đúng lúc đó, bác Lê Duẩn ở ngoài Trung ương Đảng về thăm làng, thăm quê. Bác tâm sự cùng bà con rằng:

()

Ngày xưa khổ cực mọi bề

Chăn trâu, cuốc mướn, cày thuê (cho) nhà giàu

Biết bao nhiêu cảnh xót đau

Áo không đủ ấm, cháo rau tháng ngày

Ruộng khô nứt nẻ đường cày

Tháng bảy gieo, vại, rủi may nhờ trời

Nước nhà thống nhất ai ơi

Phải làm thủy lợi thay trời làm mưa

Bà con tích cực sớm trưa

Ngăn dòng Thạch Hãn để đưa nước về

Nam trung niên: Đúng đó cháu, giờ đây quê mình có thủy lợi Nam Thạch Hãn đưa nước về tràn ngập cánh đồng, bà con ta tha hồ mà sản xuất. Này, mới mấy mươi năm thôi mà cảnh sắc thay đổi nhiều quá phải không cháu?

Cô gái: Dạ, thế bây giờ bác về thăm làng à?

Nam trung niên: Phải, nhưng bác còn ghé thăm mấy người bạn ở làng Hậu Kiên, xã Triệu Thành trước đã.

Cô gái: Bác quen ai ở đó để cháu chỉ cho. Cháu cũng là người làng Hậu Kiên đây.

Nam trung niên: Cháu biết không? Năm 1978 khi tham gia làm thủy lợi Nam Thạch Hãn, bác ở Đại đội Triệu Long, sư đoàn Triệu Hải, bác có quen với o Nga, o Xuân ở làng Hậu Kiên, xã Triệu Thành.

Cô gái: Ôi! Có phải o Xuân tóc dài, có nốt ruồi bên trái, mà hát hay phải không bác?

Nam trung niên: Phải, phải! O Xuân đó đúng rồi. Xuân ơi….

(Lý Chiều Chiều)

Dòng kênh này…Ở dòng kênh này

Nắng hạn… đồng khô cằn…mà ở ngoài công trường

Thương em, thương em. Mồ hôi trên vai ướt

Dưới nước. Trên nắng…bao năm tháng

Gian khó không sờn lòng…nặng nề cũng chẳng sờn

Làng bên kia ai bỏ quê hương mình

Giờ lòng đau quặn lòng.

Cô gái: À, thế là ngày xưa khi đang làm tại công trình thủy lợi Nam Thạch Hãn, bác đã cùng gia đình vào Nam sinh sống à? O Xuân chính là bà ngoại của cháu đó. Cháu nghe bà kể ngày xưa bà cùng bà Nga tham gia đội văn nghệ ở sư đoàn Triệu Hải, đập Trấm đó bác.

Nam trung niên: Phải đó cháu ạ! Bà ngoại cháu và bà Nga hát hay lắm. Ngày ngày, các o ở hết Đại đội này lại qua Đại đội khác hát những bài hát mà đến bây giờ nhớ lại bác vẫn còn thấy hay. Anh em ở trên công trình nhờ những bài hát đó mà quên cả mệt nhọc đó cháu. Bây giờ cháu đưa bác về thăm bà ngoại cháu được không?

Cô gái: Dạ được ạ, cháu mời bác.

Cảnh 2:

Tại nhà bà Xuân - trang trí đơn giản

Cô gái: Bà ơi! Có ai tìm bà đây… mời bác ngồi cháu đi lấy nước ạ.

Bà Xuân: Ai vậy cháu?

Cô gái: Bà cứ ra đây. Mau lên

Bà Xuân: Chào anh!

Nam trung niên: Kìa Xuân!

Bà Xuân: Có phải anh Hoàng không?

Nam trung niên: Phải! Tôi Hoàng đây. Hoàng Bích Khê Triệu Long đây!

Bà Xuân: Trời! Mấy chục năm rồi phải không anh Hoàng?

Nam trung niên: Phải. Mấy mươi năm rồi, cảnh sắc thì thay đổi mà người xưa vẫn thế. Xuân vẫn tươi vui như ngày nào.

Bà Xuân: Anh mới về à? Làm ăn thế nào a?

Nam trung niên: Tôi mới về. Còn chuyện làm ăn dài lắm Xuân ơi. Tôi vẫn còn nhớ như in cuối năm 1978, trong khi đang làm thủy lợi Nam Thạch Hãn cùng Xuân thì tôi và cả gia đình bỏ vào Nam sinh sống cũng bởi lúc đó quê hương mình đồng khô cỏ cháy quá cực khổ.

Bà Xuân: Anh Hoàng, cả vùng“ gió lào cát trắng” Quảng Trị mình ở mô mà chẳng rứa. Anh cũng biết đó, những năm sau ngày thống nhất đất nước bà con ta vô cùng cơ cực. Cũng may sao lúc đó bác Lê Duẩn, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam  về thăm quê chứng kiến canh quê hương nghèo khó, bác đau lòng xót xa khi thấy cả một vùng đồng khô cỏ cháy.

(Tương Tư Khúc)

Mấy bận về thăm

Quê hương mình Triệu Phong Quảng Trị

Trong nắng gió Nam Lào

Thương vùng đất mẹ

Đồng khô hạn

Người đau buồn nuốt lệ vào trong… bác chạnh lòng đau

Rồi một ngày không xa, dân Trị Thiên

Chung tay xây dựng kênh mương

Bàn tay sạm, lòng không sờn, gian khổ cùng nhau nhất dạ đồng tâm

Mong sao đưa nước về đây

Ruộng đồng khô chờ nước đêm ngày.

(Nói lối)Anh Hoàng. Trong lúc anh bỏ quê hương ra đi, cả công trường lúc đó ngày đêm vật lộn với đất đá, dưới tiết trời vô cùng khắc nghiệt có lúc tưởng chừng như không vượt qua được. Nhưng ban chỉ huy công trường vẫn quyết tâm tăng năng suất lao động để hoàn thành con mương đưa nước về cho bà con ta.

Nam trung niên (Thơ):

Xuân ơi em cứ trách nữa đi

Bởi tôi là người có lỗi

Trong lúc đồng đội áo đẫm mồ hôi muối

Tôi bỏ công trường lặng lẽ vào Nam

Giữa mênh mông bạt ngàn đất đá

Cả cánh đồng rơm rạ cháy khô

Vẫn những tiếng hò dô rộn rã

Bắt gặp nụ cười nón lá che nghiêng

Hỡi em người con gái Hậu Kiên.

Tiếng hát em vang giữa miền nắng gió

Cả công trường mịt mù trong bụi đỏ

Tiếng reo hò ngày đó vẫn như in

Hôm nay về, nhìn quê hương đổi mới

Lòng trào dâng niềm vui phấn khởi

Thạch Hãn ơi một thời gian khổ đã đi qua.

Xuân: Ấy chết, anh Hoàng có gì đâu mà anh phải bận tâm. Anh cũng biết tại công trường Nam Thạch Hãn ngày đó, có biết bao mối tình sớm phải chia tay và cũng có cả hàng trăm cặp vợ chồng hôm nay nồng say trong hạnh phúc. Chuyện đã cách đây mấy chục năm rồi còn gì, như anh thấy đó, quê hương chúng ta giờ đã đổi thay nhiều cũng là nhờ công ơn của Đảng của bác Lê Duẩn, khi cánh đồng Triệu Hải được mệnh danh là vựa lúa của Quảng Trị khô cằn đang nằm chờ chết. Làm thế nào để có nước về tưới mát cánh đồng 15000 ha lúa và hoa màu cho hai huyện và thị xã Quảng Trị.

Như anh thấy đó, bây giờ nhà cửa khang trang, đường làng ngõ xóm bê tông hóa, điện sáng đêm ngày. Tất cả những thứ có được đều nhờ con kênh Nam Thạch Hãn đó anh. Anh hãy nhìn kia.

(Lý Đoản Xuân)

Trên đồng lúa làng ta, xưa kia là cỏ cháy đồng khô

Nay nước về, ngô lúa đầy bông

Bác phấn khởi vui lòng, thấy dòng kênh mương nước về tưới tiêu.

Nam trung niênXuân à. Mới mấy chục năm thôi mà quê hương ta thay đổi nhiều quá, thật anh cũng không ngờ nhờ có con kênh Nam Thạch Hãn ngày đó mà bây giờ bà con ta không những no đủ mà còn có của ăn của để.

Được như ngày hôm nay, tất cả chúng ta không sao quên được công ơn to lớn của bác Lê Duẩn phải không Xuân?

XuânĐúng đó anh ạ. Để tưởng nhớ công ơn của bác Lê Duẩn đối với nhân dân Quảng Trị, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Trị đã xây dựng nhà lưu niệm Tổng Bí thư Lê Duẩn tại làng Hậu Kiên, xã Triệu Thành và tượng đài của bác ở tại thành phố Đông Hà.

Nam trung niênThế à! Vậy chúng ta đi tới nhà lưu niệm của bác để thắp nén hương thơm tỏ lòng thành kính và biết ơn bác.

Cảnh 3:

Tại nhà lưu niệm Tổng Bí thư Lê Duẩn, ở gian giữa có đặt tượng của bác

Cả 2 thắp hương cùng hát:

(Lý Quỳnh Tương)

Muôn đời, muôn đời sử sách còn ghi

Chúng cháu ngày nay, không sao quên được ơn người

Làng ta xưa kia nghèo đói

Hôm nay đẹp giàu

Toàn dân chung tay, chung sức đoàn kết một lòng

Xây dựng thủy lợi quê hương con cháu muôn đời sau

Biết công ơn người ngàn năm.

 Liên hệ - Góp ý  Quay lại!

CÁC TIN KHÁC

LIÊN KẾT WEBSITE

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Copyright 2024 by HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT QUẢNG TRỊ