Theo ý kiến ​​của chúng tôi, một trong những nhà cái tốt nhất ở Brazil, và không chỉ ở Brazil. tiền thưởng của 1mostbetuz.com họ chắc chắn nằm trong số những người tốt nhất.
Gương mặt văn nghệ sĩ

Họa sĩ Trương Đình Dung: Đam mê vẽ với họa pháp tự do

Họa sĩ Trương Đình Dung: Đam mê vẽ với họa pháp tự do

Khi Dung bước vào với câu nói: “Thấy người quen ngồi một mình nên không thể làm ngơ mà chạy thẳng được, phải ghé vô trò chuyện một chút”, tôi cảm thấy khung trời ảm đạm của buổi sáng hôm ấy đã tan mây trong sự liên tưởng tới câu thơ:  “Người thợ ảnh của loài người cùng khổ/ Không nỡ chụp con người trong những dáng cô đơn” (Chế Lan Viên). Không uống cà phê, không chém gió hoặc lướt facebook nên lời nói của Dung đọng lại giữa sự ghi nhớ của tôi, từ lúc này: “Nhiều người cứ nói là không thể làm gì được, không thể sống được ở Đông Hà mà phải đến những nơi trung tâm, những thành phố lớn mới làm nên chuyện nhưng mình thấy ở Đông Hà rất ổn. Mình vẫn dạy vẽ và vẽ tranh được, nhiều quán cà phê ở Đông Hà vẫn treo tranh của mình đó thôi”.

Nghệ sĩ nhân dân Ngô Thị Liễu

Nghệ sĩ nhân dân Ngô Thị Liễu

NSND Ngô Thị Liễu tên thật là Ngô Thị Trị, quê ở xã Như Lệ, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Tên Trị của bà xuất phát từ chuyện mới lọt lòng mẹ đã được che chở bởi bàn tay của bà con Quảng Trị. Đến ngày cắp sách tới trường thầy giáo mới đặt cho cái tên là Liễu.

Họa sĩ Thế Hà: Tôi vẽ tranh với tinh thần “đáp lại nhân dân bằng hội họa”

Họa sĩ Thế Hà: Tôi vẽ tranh với tinh thần “đáp lại nhân dân bằng hội họa”

Vượt lũ, bức tranh sơn dầu 140 x 140cm giữ tôi lại với câu chuyện về mỹ thuật tạo hình của họa sĩ Thế Hà (Nguyễn Hữu Song) sáng nay trong căn phòng ngổn ngang những tranh, tượng tại nhà ông. Đáp lời tôi hỏi về phương pháp sáng tác trong lúc lật giở những trang sách ảnh của Hội Mỹ thuật Việt Nam và sách ảnh Mỹ thuật Quảng Trị, họa sĩ bảo: “Nghệ thuật khi đã thăng hoa thì không cần đến phương pháp nữa mà lúc đó nghệ sĩ có thể tùy chọn cách nào phù hợp để thể hiện ý tưởng của mình đến nơi đến chốn”.

Nhà văn Cao Hạnh: Dở dang “đôi bờ lau trắng”

Nhà văn Cao Hạnh: Dở dang “đôi bờ lau trắng”

Tôi gặp nhà văn Cao Hạnh lần đầu tiên vào cuối năm 2006. Lúc đó đang là mùa mưa. Ngày đó, cái thứ nghệ sĩ nửa vời như tôi chẳng biết đặt tên cho những bài viết của mình là gì. Nó là truyện, tản văn, bút ký văn học, phóng sự hay mẩu chuyện, chỉ biết viết vì thích nên mới tìm đến ông để nhờ ông đặt tên cho mấy đứa con tinh thần của mình...

NHẠC QUÊ HƯƠNG

LIÊN KẾT WEBSITE

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Copyright 2024 by HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT QUẢNG TRỊ